Giá điện tăng tác động tới người dân thế nào?

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, việc tăng giá điện làm tăng CPI 0,08%, tăng chỉ số sản xuất 0,7%.
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, việc tăng giá điện làm tăng CPI 0,08%, tăng chỉ số sản xuất 0,7%.
TPO - Theo Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương, ông Nguyễn Anh Tuấn việc điều chỉnh giá điện từ 1/12 sẽ khiến chi phí của các đơn vị hành chính sự nghiệp với mức ảnh hưởng là 4,97%. Còn theo tính toán của Tổng cục Thống kê, việc tăng giá điện làm tăng CPI 0,08%, tăng chỉ số sản xuất 0,07%.

Trả lời báo chí ngày 1/12 xung quanh việc điều chỉnh giá điện từ 1/ 12, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương, ông Nguyễn Anh Tuấn cho hay, vừa qua Tổ công tác liên ngành của Chính phủ có đi kiểm tra lại giá thành điện của EVN và các đơn vị thành viên theo quyết định 24 của Chính phủ. Tuy nhiên, đây cũng không phải là cơ sở duy nhất để điều chỉnh giá điện. Sau khi kiểm tra giá thành của ngành điện, Bộ Công Thương căn cứ vào Quyết định 24 của Chính phủ và Quyết định 28 liên quan đến biểu giá điện và quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giá điện.

Theo đó, việc điều hành giá điện phải theo yếu tố đầu vào và đây cũng là yếu tố được quy định rõ trong các quyết định của Chính phủ liên quan đến điều chỉnh giá điện. Theo đó, khi các chi phí mua điện có sự thay đổi (chi phí mua điện, giá truyền tải, nhiên liệu, than…), EVN có quyền đề xuất được điều chỉnh giá.

Về việc có đưa số lỗ về tỷ giá của các năm trước vào trong giá thành điện, ông Tuấn cho rằng, việc điều chỉnh giá điện phải căn cứ các quyết định của Chính phủ. Việc điều chỉnh giá điện xuất phát từ việc hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2016 lỗ 593,46 tỷ đồng.

Liên quan đến tác động của tăng giá điện với người dân và doanh nghiệp, ông Tuấn cho hay, tăng giá điện sẽ khiến chi phí của các hộ kinh doanh dịch vụ tăng 5,4%. Với khách hàng sinh hoạt, mức tăng giá điện ảnh hưởng không đáng kể. Cụ thể, với hộ dùng 50 kWh/tháng tăng 3.200 đồng. Hộ dùng 50 kWh/tháng đến 100 kWh là 6.600 đồng. Hộ dùng từ 200 kWh/tháng là 13.800 đồng. Với hộ dùng 300 kWh là 23.600 đồng còn hộ dùng từ 400 kWh/tháng trở lên, chi phí tăng thêm là 34.800 đồng.

Lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực cũng cho hay, theo thống kê của năm 2016 có 54 triệu khách hàng đang sử dụng điện, trong đó có 4,1 triệu hộ tiêu thụ dưới 50kWh, chiếm 17%. Với các hộ này, Chính phủ cũng có quyết định hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách có sử dụng dưới 50 kWh với mức 51.000 đồng/tháng. Với khoảng gần 4 triệu hộ nghèo trên cả nước, mỗi năm số tiền chi hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách, số tiền chi mỗi năm là trên dưới 2.500 tỷ đồng.

Còn theo tính toán của cơ quan chức năng, với mức giá điện điều chỉnh, chi phí tiền điện tăng thêm của các hộ nghèo là 4.500 đồng/tháng. Đối với các hộ dân tiêu thụ điện ở mức đến 100kWh/tháng mức chi trả tăng thêm 9.172 đồng/tháng.

“Việc tăng giá điện sẽ khiến chi phí của các đơn vị hành chính sự nghiệp với mức ảnh hưởng là 4,97%. Còn theo tính toán của Tổng cục Thống kê, việc tăng giá điện làm tăng CPI 0,08%, tăng chỉ số sản xuất 0,7%”, ông Tuấn cho hay.

Ông Võ Quang Lâm, Phó tổng giám đốc EVN cho hay, tùy theo tình hình sản xuất từng năm, việc phân bổ số lỗ tỷ giá của các năm trước sẽ được phân bổ dần trong 5 năm. Ông Lâm cũng cho hay, EVN hiện đang quản lý 94% việc bán điện trực tiếp cho người dân, với 23,5 triệu hộ. Trong số các hộ này, số hộ dùng điện dưới 50 kWh chỉ có 073%. Các hộ dùng dưới 100 kWh chỉ có hơn 17%. Các hộ dùng điện từ 100 – 100 kWh/tháng chiếm 32,35%.

Giải thích về việc EVN bị lỗ hơn 500 tỷ đồng trong kinh doanh điện nhưng có lãi chung nhờ các hoạt động kinh doanh tài chính khác, ông Tuấn cho biết, việc tăng giá điện cũng do giá than bán cho điện đã được điều chỉnh khá mạnh trong các năm qua. Cùng đó là các chi phí liên quan đến chênh lệch tỷ giá cũng gia tăng. Tỷ giá dù được giữ ổn định nhưng thực tế vẫn tăng so với các năm trước. Bên cạnh đó, sức ép từ khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 9000 tỷ đồng vẫn chưa được tính đầy đủ vào giá điện.

“Nếu toàn bộ số tiền hơn 9.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá mà đưa hết vào giá điện thì sức ép tăng giá rất lớn. Trong đợt điều chỉnh giá điện này cũng chỉ đưa một phần chênh lệch tỷ giá vào trong giá thành. Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến 2020 sẽ đưa dần chênh lệch tỷ giá vào trong giá điện”, ông Tuấn cho hay.

Cũng theo đại diện EVN, công tác tăng cường tiết kiệm chi phí của tập đoàn đã được thực hiện nghiêm. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, EVN đã tiết kiệm được 1.266 tỷ đồng. Tính chung các khoản khác, từ đầu năm đến nay EVN đã tiết kiệm được 1.546 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.