TP - Nữ bệnh nhân hồi sinh nhờ được ghép 2 lá phổi từ nam thanh niên 26 tuổi bị chết não do tai nạn giao thông. Ghép phổi là kĩ thuật khó nhất trong ghép tạng đã được thực hiện thành công tại Việt Nam, mở ra cơ hội sống cho nhiều người bệnh.
TP - Ngày 22/10, tại hội thảo Chương trình ghép phổi tại Việt Nam do Bệnh viện Phổi T.Ư phối hợp với Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức và Trung tâm điều phối tạng Quốc gia tổ chức, bệnh nhân được ghép phổi thành công từ người hiến tặng chết não cách đây 1 năm đã hiện diện, cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ.
TPO - Các chuyên gia y tế khẳng định cần cố gắng trong điều trị để phổi tăng tiếp diện tích thông khí (hiện ở mức 58%). Bên cạnh điều trị nội khoa vẫn cần phải chuẩn bị sẵn điều kiện về ngoại khoa (nhóm ghép phổi) để có thể sẵn sàng tiến hành khi đủ điều kiện.
TPO - Liên quan đến tình hình điều trị bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh, 43 tuổi được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh sang BV Chợ Rẫy, BSCKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết tiên lượng bệnh nhân còn nặng vì phụ thuộc gần hoàn toàn vào hệ thống ECMO, nhiễm trùng phổi chưa khống chế được.
TPO - Theo Tiểu ban điều trị, về sức khỏe của bệnh nhân 91 là nam phi công người Anh, hôm qua, phổi của bệnh nhân đã cải thiện hơn, bác sĩ đang giảm dần các thông số ECMO để cho tập dần tự thở bằng phổi. Kế hoạch trong ngày hôm nay 22/5, bệnh nhân sẽ được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy.
TPO - Thông tin từ Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến thời điểm này, nam phi công người Anh đã 11 ngày liên tiếp âm tính SARS-CoV-2, tỷ lệ đông đặc phổi của bệnh nhân đã giảm từ 90% xuống còn gần 80%. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định hiện bệnh nhân vẫn chưa đủ điều kiện để ghép phổi do vẫn nhiễm trùng phổi.
TPO - Chiều 19/5, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19, Tiểu ban Điều trị và Hội đồng Chuyên môn của Bộ Y tế cùng các chuyên gia hồi sức, tim mạch lồng ngực, truyền nhiễm, hô hấp... đã hội chẩn về khả năng ghép phổi của ca bệnh số 91, phi công người Anh.
TPO - Tin từ Tiểu ban điều trị cho biết, chiều 18/5, nam phi công người Anh được đưa đi chụp CT- Scanner để đánh giá lại. Theo đó, để chuẩn bị cho phương án ghép phổi, bệnh nhân cần được chụp chiếu kỹ đánh giá tổng trạng sức khỏe. Khi có kết quả CT scan, Hội đồng chuyên môn thuộc Bộ Y tế sẽ hội chẩn với bệnh viện để quyết định phương án điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
TPO - Báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến sáng 17/5, nam phi công người Anh đã có 5 lần liên tiếp kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 và đã ngừng dẫn lưu màng phổi. Ê-kíp đang nỗ lực nâng sức khỏe phi công Anh để có thể chuyển sang BV Chợ Rẫy chuẩn bị cho ca ghép phổi.
TPO - Bệnh nhân số 91 (nam phi công người Anh đang điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. HCM), tiên lượng còn rất nặng nhưng có tiến triển khá hơn.
TPO - Đến sáng nay, nam phi công người Anh vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, 90% phổi đã đông đặc. Bệnh nhân được Hội đồng chuyên môn cùng các chuyên gia thống nhất chỉ định ghép phổi. Hiện các bác sĩ vẫn ưu tiên số 1 là tìm tạng hiến tặng từ người hiến đã chết não.
TPO - Các y bác sĩ đang tập trung điều trị nhiễm trùng và hồi sức trước khi thực hiện chỉ định ghép phổi cho bệnh nhân 91 - phi công người Anh. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, Việt Nam có đủ năng lực và trình độ để ghép phổi cho bệnh nhân này. Hiện các bác sĩ vẫn ưu tiên số 1 là tìm tạng hiến tặng từ người hiến đã chết não.
TPO - Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tình trạng tổn thương phổi của nam phi công người Anh khá nặng nề, hiện chỉ còn khoảng 10%. Nếu không ghép phổi thì khả năng tử vong cao. Tuy nhiên, bệnh nhân đang có biểu hiện nhiễm trùng nhiều tạng và vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.
TPO - Liên quan đến quy trình ghép phổi cho BN91 là phi công người Anh, Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong lần hội chẩn gần đây nhất đã có sự phân công phân nhiệm cụ thể cho các đơn vị. Theo đó, Bệnh viện Việt Đức và Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người được giao tìm nguồn cho tạng đủ điều kiện ghép phổi.
TPO - Sáng 15/5, tin từ Bộ Y tế cho biết, đến nay, bệnh nhân 91 là phi công người Anh dù đã có 5 lần xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, nhưng do bệnh nhân vẫn đang phải điều trị nhiễm trùng nên cần điều trị nhiễm trùng và hồi sức trước khi chỉ định ghép phổi.
TPO - Tối 14/5, Bộ Y tế cho biết, các bác sĩ hiện đang nuôi cấy virus để khẳng định bệnh nhân 91 là phi công người Anhkhông còn SARS-CoV-2, chỉ khi khẳng định âm tính mới chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) để ghép phổi.
TPO - Sáng ngày 14/5, Bộ Y tế cho biết đã 28 ngày Việt Nam không có ca mắc ở cộng đồng. Hiện chỉ còn 19 bệnh nhân đang điều trị dương tính với virus gây COVID-19. Việt Nam có tổng cộng 148 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
TPO - Tối 13/5, Bộ Y tế cho biết không có thêm ca mắc mới COVID-19. Bệnh nhân mắc COVID-19 số 91 là nam phi công người Anh đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM vẫn có tiên lượng xấu. Có hai trường hợp là một phụ nữ ngoài 40 tuổi và một cựu chiến binh ngoài 70 tuổi muốn hiến một phần lá phổi để cứu bệnh nhân này.
TPO - PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, nếu có chỉ định ghép phổi cho BN91 là phi công người Anh thì việc cố gắng tìm được người cho cũng là một thách thức rất khó, thời điểm chỉ định của người nhận cũng rất quan trọng.
TPO - Sáng ngày 10/5, Bộ Y tế cho biết, sang ngày thứ 24 Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng. Đến nay đã có 17 ca có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1 lần trở lên. Hôm nay chuyên gia liên viện sẽ hội chẩn bàn cách ghép phổi cho bệnh nhân 91 đang nguy kịch.
TPO - Bệnh nhân số 91 là nam phi công mắc COVID-19 đã qua 33 ngày phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO, hai lá phổi đông đặc. Dự kiến ngày mai (10/5) sẽ được hội chẩn đánh giá khả năng ghép phổi.
TPO - Theo chuyên gia y tế, việc ghép phổi cho bệnh nhân 91 (phi công người Anh đang điều trị COVID-19) phải đáp ứng nhiều điều kiện mới có thể tiến hành.
TPO - Chiều19/8, Bệnh viện Việt Đức họp báo công bố thành tựu lấy và ghép cùng lúc 6 tạng cho 5 bệnh nhân, Đặc biệt, trong gần 1 tuần bệnh viện đã thực hiện 16 ca ghép tạng với sự tham gia của hơn 300 nhân viên y tế.
TP - Từ cậu bé còi cọc, èo uột, không thể đi học, tiên lượng thời gian sống ngắn ngủi, Ly Chương Bình bỗng thành cậu bé lớp 2 nhanh nhẹn, hoạt bát, khỏe mạnh. Sự hồi sinh kỳ diệu ấy bắt nguồn từ ca ghép phổi đầu tiên ở Việt Nam, kết quả của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu ghép thùy phổi hoặc một phổi từ người sống hoặc người cho chết não” của Học viện Quân Y.
TPO - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa gửi thư khen Học viện Quân y, Bệnh viện Quân y 103 thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên trên người, đánh dấu bước tiến bộ quan trọng của nền y học Việt Nam.
TPO - Các bác sĩ Bệnh viện Quân y 103 vừa tiến hành thành công ca ghép phổi đầu tiên tại Việt Nam, lấy phổi từ hai người cho sống là bố và bác ruột để cứu bệnh nhi 7 tuổi thoát khỏi cái chết do căn bệnh giãn phế quản bẩm sinh.