Gen Z ứng dụng STEM để giải quyết vấn đề xã hội tại 'Sáng kiến công nghệ TechGenius'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cuộc thi “Sáng kiến công nghệ TechGenius” đồng tổ chức bởi báo Hoa Học Trò và Đại học RMIT Việt Nam đã chính thức khép lại vòng chung kết với 10 đội thi tài năng và 10 ý tưởng công nghệ đột phá giúp cải thiện các vấn đề của xã hội như sức khỏe, môi trường và giáo dục.

Sân chơi sáng tạo giúp phát triển tư duy STEM

Nhìn từ góc độ nhà tuyển dụng, đến năm 2027, các công việc trong ngành công nghệ sẽ tăng 13%, trong đó tiêu biểu là lĩnh vực máy tính, kỹ sư và chế tạo kỹ thuật. Những bước tiến đáng ngưỡng mộ của công nghệ là động lực cho ngày càng nhiều bạn trẻ bước vào “vùng đất màu mỡ” của những cơ hội và thử thách này. Với lĩnh vực công nghệ, cách tiếp cận hiệu quả nhất chính là “học từ trải nghiệm”, đó là khi học sinh được tự tay hiện thực hóa các ý tưởng công nghệ thành các ứng dụng, phần mềm, thiết bị, máy móc...

Nhằm tạo một sân chơi khoa học vừa gần gũi vừa thử thách cho học sinh THPT toàn quốc, báo Hoa Học Trò cùng Đại học RMIT Việt Nam phối hợp tổ chức cuộc thi “Sáng kiến công nghệ TechGenius”. Tại cuộc thi, các bạn trẻ đã có cơ hội tận dụng tư duy và kiến thức STEM để biến ý tưởng công nghệ của mình thành sản phẩm hoàn chỉnh, dưới sự hướng dẫn và góp ý của thầy cô cùng các chuyên gia.

Việc được học từ trải nghiệm thực tế chính là cách hiệu quả nhất để học sinh tìm ra đam mê và định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Những ý tưởng xuất sắc đóng góp cho cộng động

Tham gia cuộc thi, các thí sinh đã lấy cảm hứng từ đời sống để biến lĩnh vực STEM tưởng như khô khan trở nên gần gũi hơn, đồng thời thể hiện mối quan tâm sâu sắc với sự phát triển của xã hội.

Đội Anonymous gồm 3 nữ sinh từ trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) chia sẻ: “Cuộc thi đã giúp chúng em từ những học sinh chỉ biết đến sách vở đã tạo ra được sản phẩm có ích cho xã hội”. 10 đội thi của vòng chung kết đều đã bước ra ngoài vòng tròn an toàn của việc học lý thuyết để tiến tới bước sáng tạo những giải pháp công nghệ khác biệt, thực tiễn và có giá trị bền vững cho cộng đồng.

Gen Z ứng dụng STEM để giải quyết vấn đề xã hội tại 'Sáng kiến công nghệ TechGenius' ảnh 1

Đội thi TDN2023 với ứng dụng báo hiệu chỉ số ô nhiễm ánh sáng, hỗ trợ người dân ngắm nhìn bầu trời đêm trong lành, không gợn chút ánh đèn thành thị.

Gen Z ứng dụng STEM để giải quyết vấn đề xã hội tại 'Sáng kiến công nghệ TechGenius' ảnh 2

Đội thi HDK mang đến phần mềm phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu của người khiếm thính vì muốn giảm nhẹ chi phí và sự cồng kềnh của các trang thiết bị phiên dịch truyền thống.

Gen Z ứng dụng STEM để giải quyết vấn đề xã hội tại 'Sáng kiến công nghệ TechGenius' ảnh 3

Đội thi Anonymous sáng tạo ứng dụng điện thoại với những tính năng tương tự đôi mắt, giúp người dùng không chỉ nhận diện được các đồ vật và văn bản mà còn biết ước lượng khoảng cách và “đọc vị” cảm xúc của người đối diện.

Những tín hiệu khởi sắc từ các “thủ lĩnh công nghệ”

Tại “Sáng tạo công nghệ TechGenius”, các thí sinh đã thể hiện khả năng ngoại ngữ rất tốt khi tham gia các buổi huấn luyện kiến thức chuyên ngành, thuyết trình, thiết kế video và phản biện với ban giám khảo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tham gia cuộc thi, học sinh được trui rèn kỹ năng sáng tạo, làm việc nhóm, quản lý thời gian… đều là những kỹ năng vô cùng quan trọng của những nhà lãnh đạo tương lai. Đội WP Team đến từ THPT Sơn Tây, Hà Nội cho biết: “Cuộc thi đã giúp chúng em học được quy trình xây dựng trang web, mô phỏng hình ảnh 3D của sản phẩm cho đến cách tự tin trình bày ý tưởng”.

Gen Z ứng dụng STEM để giải quyết vấn đề xã hội tại 'Sáng kiến công nghệ TechGenius' ảnh 4

WP Team cùng sáng kiến robot nhặt rác thông minh ở môi trường sông suối.

Theo giám khảo Hoàng Viết Tiến (Phó Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam kiêm Trưởng cố vấn chiến lược của Insider), đa số các sản phẩm dự thi đã đạt đến mức sản phẩm hoàn thiện, ứng dụng vào thực tế hay thương mại hóa đều rất khả thi.

Cuộc thi cũng ghi nhận 40% thí sinh là các học sinh nữ, một con số đáng hoan nghênh trong bối cảnh nữ giới thường đóng vai trò thiểu số trong lĩnh vực STEM. Nhằm cổ vũ xu hướng tích cực này và đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường công nghệ, trường Đại học RMIT cũng có Học bổng Công nghệ dành cho Nữ sinh với giá trị lên tới 50% học phí. Các nữ sinh yêu thích khoa học được khuyến khích đăng ký học bổng để được giảm nhẹ gánh nặng tài chính và hỗ trợ nhiều cơ hội theo đuổi lĩnh vực này.

Chung cuộc, giải Nhất hạng mục IT là đội HDK (Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum) và Anonymous (Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội). Giải Nhất hạng mục Engineer được trao cho đội The Invincibles (THCS & THPT Nguyễn Tất Thành, ĐHSP Hà Nội) và WP Team (THPT Sơn Tây, Hà Nội).

Cuộc thi “Sáng kiến công nghệ TechGenius” được đánh giá là sân chơi bổ ích góp phần nuôi dưỡng các tài năng công nghệ trẻ cũng như xây dựng đội ngũ các nhà lãnh đạo về khoa học, công nghệ tương lai cho Việt Nam.

MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.