Gen Z, người độc thân đứng đầu bảng 'nhảy việc'

0:00 / 0:00
0:00
Khảo sát thường niên vừa được CareerViet công bố cho thấy, mức độ hài lòng với công việc của nhiều người lao động ở nhiều ngành nghề trên khắp cả nước đang giảm dần theo thời gian. Đặc biệt, Gen Z (người sinh từ khoảng năm 1997 tới 2012 ), người độc thân, nhân sự ngành báo chí, truyền thông... là những không hài lòng với thưởng tết, muốn tìm việc mới.

Cuộc khảo sát của CareerViet được thực hiện với 62.000 người tham gia cho thấy, mức độ hài lòng với công việc của người lao động ở 33 ngành nghề ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam đang giảm dần.

Theo đó, người lao động đang giảm dần sự hài lòng với các tiêu chí đối với công việc mình đang làm như: Cơ hội thăng tiến, mức lương, thu nhập; chính sách ghi nhận, đánh giá và cân bằng công việc - cuộc sống. Mức độ rất hài lòng và khá hài lòng của người lao động với công việc chỉ được ghi nhận ở mức 22% đến cao nhất là 41% cho từng ngành nghề.

Đáng chú ý, có 18% nhân viên dưới 1 năm kinh nghiệm cho biết, rất không hài lòng với công việc. 13% người được hỏi là Gen Z và 10% là người độc thân tham gia khảo sát cũng bày tỏ không hài lòng với công việc hiện tại.

Gen Z, người độc thân đứng đầu bảng 'nhảy việc' ảnh 1

Nhiều yếu tố cho thấy người lao động rất không hài lòng về công việc của người lao động.

Bên cạnh đó, sự phát triển, việc ứng dụng công nghệ AI vào các lĩnh vực ngày càng rõ nét hơn, thì các ngành nghề cũng bị ảnh hưởng đáng kể như: ngành truyền thông, quảng cáo, hoặc giáo dục,... cũng phần nào dẫn đến việc gia tăng các nhóm không hài lòng với công việc thuộc các ngành như báo chí - truyền thông (16%), giáo dục - đào tạo (15%), quảng cáo - marketing (14%), bảo hiểm (13%), luật - pháp lý (12%)…

Theo khảo sát, các yếu tố ảnh hưởng lớn khiến người lao động rời bỏ công việc của mình được xếp theo thứ tự: Mức lương thu nhập, cân bằng công việc - cuộc sống, môi trường làm việc và đam mê, sở thích. Có tới 36% người được hỏi trong các nhóm cơ khí - ô tô - tự động hoá, y tế - dược phẩm - chăm sóc sức khoẻ, thực phẩm - đồ uống cho hay, có nhu cầu chuyển đổi công việc cao xuất phát từ những sự không hài lòng trong công việc.

Tỷ lệ muốn "nhảy việc" trong nhóm luật - pháp lý và bảo hiểm khá cao (37%). Tỷ lệ muốn nhảy việc ở nhóm hàng tiêu dùng nhanh và thu mua - vật tư cũng tới 38%. Tình trạng chán việc, muốn nhảy việc cao nhất ở nhóm quảng cáo - marketing, báo chí - thông tin - truyền thông và giáo dục - đào tạo, với tỷ lệ 42 - 44%.

Ở chiều ngược lại, phúc lợi mong muốn của người lao động và phúc lợi nhận được từ doanh nghiệp, công ty cũng có sự khác biệt. Phúc lợi mong muốn đối với người lao động theo tiêu chí ưu tiên là: Thưởng vào các dịp lễ tết, bảo hiểm tư nhân 24/7, lương tháng 13. Còn top 3 phúc lợi được các doanh nghiệp ưu tiên là: thưởng vào các dịp lễ tết, lương tháng 13 và hơn 12 ngày phép/ năm. Các hoạt động rèn luyện sức khoẻ dành, du lịch gắn kết nhân viên hay các khoá học phát triển kỹ năng cho người lao động là những phúc lợi không thuộc diện được người lao động ưu tiên trong danh mục các top phúc lợi mong muốn.

Khảo sát cho thấy, được tăng lương là nhu cầu và mong muốn chiếm tỷ lệ khá cao trong tất cả các phân khúc nhân sự của doanh nghiệp, từ nhân viên đến quản lý, lãnh đạo với tỷ lệ từ 42 - 56%. Ngoài ra, với người lao động, khi tìm việc, các yếu tố được đặc biệt kỳ vọng xếp theo thứ tự gồm: Mức thu nhập, chính sách lương thưởng, công việc đúng sở thích, đam mê, cơ hội phát triển, nâng cao kỹ năng chuyên môn, công việc ổn định và cân bằng công việc với cuộc sống cá nhân.

Về kết quả khảo sát, bà Trần Liên Phương, Giám đốc Nghiên cứu của Amco Việt Nam - đơn vị tham gia khảo sát - cho biết, trong 3 năm gần đây, mức độ hài lòng với công việc giảm dần. Năm 2023, chỉ có 3.9/5 điểm hài lòng. Có lẽ trong giai đoạn khó khăn như dịch COVID-19, nhân viên và mọi người dường như gắn kết và dễ hài lòng hơn.

“Sau các năm dịch bệnh, kinh tế khó khăn, thậm chí khó hơn cả giai đoạn covid, mức độ hài lòng của nhân viên giảm đi đáng kể. Trong đó, ảnh hưởng thu nhập, cơ hội thăng tiến và chính sách đánh giá tưởng thưởng là top 3 nguyên nhân làm cho nhân viên không hài lòng cao nhất", bà Phương nói.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.