> Ông Gaddafi bị NTC tiêu diệt
Cơ thể đẫm máu của ông Gaddafi bị kéo lê trên đường.. |
Quan chức của NTC – ông Abdel Hafez Ghoga phát biểu : “Chúng tôi muốn tuyên bố với cả thế giới rằng, ông Gaddafi đã bị tiêu diệt dưới bàn tay của lực lượng quân nổi dậy Libya. Đây là giây phút lịch sử đánh dấu sự chấm hết của chế độ độc tài tồn tại trong 42 năm tại Libya...”. |
Đài truyền hình al-Jazeera cho biết, xác của ông Gaddafi bị kéo lê trên đường phố. Trong một đoạn video khác do máy bay chiến đấu của NTC cung cấp, thân thể ông Gaddafi bị đánh đập, dính đầy máu từ mặt tới cổ (xem clip).
Trong những ngày qua, NATO liên tục thực hiện chiến dịch ném bom ở Libya. Các cuộc không kích nhằm vào lực lượng trung thành của ông Gaddafi.
Reuters dẫn lời quan chức Mlegta (NTC) rằng, ông Gaddafi bị thương trước khi chết. Hai vết thương ở chân do máy bay chiến đấu của NATO tấn công khi ông cố trốn thoát khỏi Sirte.
Khoảng 8 giờ 30 ngày 20-10 (giờ quốc tế), cuộc truy kích quyết liệt của NATO vào hai xe quân sự chở lực lượng trung thành của ông Gaddafi. Sau 90 phút chiến đấu, lực lượng trung thành với đại tá Gaddafi tại Sirte hoàn toàn tê liệt.
Một tay súng của NTC giơ khẩu súng bằng vàng lấy từ ông Gaddafi. |
Một tay súng của NTC đã tìm thấy nơi trú ẩn của ông Gaddafi ở đường hầm tại Sirte. Khi bị phát hiện, ông Gaddafi liên tục cầu xin tay súng này đừng bắn.
Tay súng NTC này cho báo giới biết, còn lấy được một khẩu súng lục bằng vàng trên người ông Gaddafi. Ông Gadddafi bị thương nặng trong chuyến xe trốn khỏi Sirte vào khoảng 13 giờ 30.
Kênh truyền hình tiếng Ả rập còn cho thấy hình ảnh lực lượng trung thành của ông Gaddafi thoát ra từ đường hầm mà ông Gaddafi trú ẩn.
Giải phóng
Sau cái chết của ông Gaddafi (69 tuổi, 42 năm cầm quyền ở Libya), Chủ tịch Hội đồng dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) – ông Mahmoud Jibril - phát biểu trước báo giới, đã đến lúc mở ra trang sử mới cho Libya.
Quân nổi dậy Libya ăn mừng khi nhận tin ông Gaddafi bị tiêu diệt.. |
Sau khi nhận tin ông Gaddafi bị tiêu diệt, lực lượng NTC và những người ủng hộ đã tập trung tại thị trấn, thành phố để ăn mừng. Nhiều nhóm thanh niên còn dùng súng bắn lên trời ăn mừng.
Các điệu nhảy, màn múa xuất hiện khắp nơi trên đất nước Libya. Khẩu súng bằng vàng lấy từ ông Gaddafi được tay súng giơ cao trong tiếng reo hò.
Trên các tuyến phố, lá cờ của chế độ ông Gaddafi bị đám đông đốt cháy. Tất cả hô vang "chiến thắng, chiến thắng”. Từng đoàn người cùng reo vang trong ngày đánh dấu kết thúc chiến tranh Libya.
Tàn dư
Mặc dù người đứng đầu quân chính phủ đã bị tiêu diệt nhưng các nhà phân tích vẫn lo ngại về tương lai của Libya. Sự kiện ông Gaddafi bị giết xảy ra ở thành phố Sirte có thể ảnh hưởng rộng tới khắp Libya. Những tàn dư của chế độ Gaddafi vẫn còn để lại. Lực lượng quân chính phủ vẫn chưa hoàn toàn khuất phục. Như vậy, vẫn còn nguy cơ hình thành một lực lượng quân sự mới gây bất ổn cho Libya và các nước láng giềng.
Các tổ chức nhân quyền cho rằng, kết thúc một chế độ độc tài đồng nghĩa với thách thức lớn đối với chính quyền mới. Chính phủ mới sẽ phải trải qua những cuộc thử nghiệm mới về pháp lý trước quốc tế và quốc gia để thể hiện khả năng cải cách của một quốc gia độc lập.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc chuyển tiếp NTC – ông Mahmoud Jibril với những thách thức mới cho đất nước Libya non trẻ. |
Sau khi các nhà lãnh đạo lớn bị lật đổ, vết thương cũ về chính trị vẫn chưa lành, do vậy cần có một chính sách, đường lối xây dựng đất nước một cách thích hợp.
Ông Daniel Korski – chuyên gia nghiên cứu quan hệ đối ngoại tại Hội đồng châu Âu cho biết: “Cái chết của ông Gaddafi đặt ra vấn đề phức tạp đối với các nhà chức trách Libya. Việc ông bị bắn chết thay vì bị bắt giữ sẽ ảnh hưởng tới một số người tử vì đạo, những người luôn tôn sùng ông Gaddafi. Họ có thể hành động vì con người mà họ ca ngợi trong 42 năm qua”.
42 năm cầm quyền của ông Gaddafi ở đất nước Libya đã kết thúc sau sáu tháng giao tranh ác liệt. Một trang sử mới với nhiều thách thức đang mở ra với chính quyền và người dân Libya.
Truyền thông thế giới đã đưa nhiều thông tin về các nước phương Tây đang nhìn vào Libya, đất nước đứng thứ hai châu Phi về xuất dầu mỏ. Nhiều công ty lớn của Ý, Pháp, Anh.. đã sớm giao dịch lại thị trường dầu mỏ tại thủ đô Tripoli. |
Nguyễn Thủy
Theo BBC, Reuters