> PVN xử lý xong khoản nợ 9.650 tỷ đồng
> Tính chi phí xây biệt thự vào giá bán điện
Theo EVN, vốn đầu tư ngoài Cty mẹ (EVN) được hiểu là việc EVN dùng vốn đầu tư vào các Cty con, Cty liên kết để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, truyền tải, phân phối điện theo cơ chế, quy định của Nhà nước. Trước đây, khi còn là Tổng Cty Điện lực Việt Nam, các đơn vị này đều thuộc Tổng Cty. Tuy nhiên, khi chuyển sang mô hình Tập đoàn, có sự thay đổi: Cty mẹ là một pháp nhân; các Cty con, Cty liên kết cũng là pháp nhân như Cty mẹ. Mối quan hệ giữa Cty mẹ và Cty con, Cty liên kết thông qua hình thức Cty mẹ đầu tư vốn vào Cty con, Cty liên kết. “Như vậy, ở đây chỉ là sự thay đổi mô hình hoạt động còn bản chất các khoản đầu tư của EVN vào các Cty con, Cty liên kết sản xuất kinh doanh điện, không phải là khoản đầu tư mới ngoài ngành sản xuất kinh doanh điện”, EVN khẳng định.
Theo EVN, để thu hút những cán bộ công nhân, kỹ sư có trình độ cao về làm việc tại các nhà máy trong các điều kiện khó khăn nên các nhà máy điện đều phải có khu Quản lý vận hành sửa chữa, trong đó có hạ tầng và nhà ở cho cán bộ công nhân. Những nhà ở này thực chất là nhà ở công vụ, khi cán bộ công nhân không làm việc ở nhà máy phải trả lại nhà và ra khỏi khu Quản lý vận hành/nhà công vụ này. Các nhà ở biệt thự đơn lập, song lập được xây dựng cho các chuyên gia sinh sống trong quá trình thi công nhà máy, sau khi nhà máy xây dựng xong, các chuyên gia không ở nữa sẽ chuyển thành nhà khách cho khách đến làm việc hoặc nhà ở phục vụ quản lý vận hành.
Theo EVN, việc huy động thu xếp vốn cho các công trình điện chủ yếu từ các nguồn vốn vay. Trong quá trình phát hành trái phiếu để huy động vốn cho các công trình, do các thủ tục để phát hành trái phiếu chậm nên không kịp với tiến độ giải ngân công trình điện, nhưng để đảm bảo tiến độ công trình phục vụ điện cho phát triển kinh tế của đất nước nên khi có khối lượng phải thanh toán EVN đã phải ứng trước vốn sản xuất để thanh toán cho các nhà thầu. Sau khi việc phát hành trái phiếu hoàn thành lúc đó EVN thực hiện việc hoàn trả lại số vốn sản xuất trước đây đã ứng.
Do việc điều chuyển nguồn vốn các dự án đã hoàn thành nên phần lãi trái phiếu số tiền 223.909.749.578 đồng được hạch toán vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện ngay trong năm tài chính thay vì hạch toán vào chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của các công trình điện. Do đó, về tổng thể, việc hạch toán nêu trên không làm tăng chi phí sản xuất điện.