ĐVTN cần bày tỏ chính kiến mạnh mẽ, trí tuệ

ĐVTN cần bày tỏ chính kiến mạnh mẽ, trí tuệ
TP - Chiều 27/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm việc với Ban Bí thư T.Ư Đoàn về kết quả tổ chức góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới.

> Khơi nguồn sáng tạo, đam mê khoa học
> Chuẩn mực đạo đức cho ĐVTN

Về kết quả triển khai góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh cho biết, tham gia góp ý Dự thảo là việc hết sức quan trọng, thể hiện quyền và trách nhiệm của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đối với sự kiện lớn mang tính lịch sử của đất nước.

Ban Bí thư T.Ư Đoàn đã chỉ đạo quyết liệt, tuyên truyền mạnh mẽ trong toàn hệ thống. Các cấp bộ Đoàn đã tổ chức hơn 1.300 hội nghị lấy ý kiến trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 66.000 đại biểu; Tổ chức lấy ý kiến góp ý của 26.097 Đoàn cấp cơ sở và 113.800 chi đoàn.

Đến thời điểm hiện tại, số lượng ý kiến góp ý trực tiếp tại các hội nghị (kể cả sinh hoạt chi đoàn) đạt hơn 1,180 triệu ý kiến. Số lượng góp ý qua đường bưu điện, thư điện tử đến cơ quan Đoàn Thanh niên các cấp hơn 20.500 ý kiến.

Đại đa số cán bộ Đoàn, ĐVTN bày tỏ sự đồng tình với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhất trí cao với các điều 1, 2, 4, 58, 70 trong Dự thảo. Đồng thời, ĐVTN cũng đề xuất, góp ý nhiều nội dung thiết thực, có chất lượng cho Dự thảo.

Có nhiều ý kiến góp ý tâm huyết, mang tính xây dựng vào các quy định cụ thể của bản Dự thảo với mong muốn Nhà nước ta sẽ có một bản Hiến pháp chất lượng, khoa học, phù hợp với tình hình hiện nay của đất nước, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Bí thư T.Ư Đoàn Dương Văn An đề xuất nên có Ngày Hiến pháp để toàn dân tìm hiểu và hiểu sâu, rộng hơn. Nếu đề xuất được chấp nhận, Đoàn Thanh niên sẽ xung phong tổ chức Ngày Hiến pháp đầu tiên trong toàn Đoàn.

Lan tỏa các phong trào

Thanh niên nông thôn tính đến năm 2011 có hơn 17,6 triệu người, chiếm 69,6% tổng dân số thanh niên cả nước. Tình hình tư tưởng thanh niên nông thôn nhìn chung ổn định. Sức khỏe, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của thanh niên nông thôn tăng dần qua các năm.

Về kết quả Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới, anh Nguyễn Đắc Vinh cho biết, T.Ư Đoàn chọn 3 xã không nằm trong quy hoạch xây dựng xã điểm của địa phương để chỉ đạo điểm xây dựng nông thôn mới, gồm: xã Bản Qua, huyện Bát Xát (Lào Cai); xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình); xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long (Bạc Liêu).

Tại 3 xã này, T.Ư Đoàn hỗ trợ nguồn lực triển khai 6 mô hình làng, xã xanh - sạch - đẹp, 3 mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, giao hạn mức vốn vay 1 tỷ đồng từ chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để hỗ trợ các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Đoàn triển khai nhiều phong trào nhánh trong thanh niên nông thôn, tạo sức lan tỏa trong thanh niên và các tầng lớp xã hội, tiêu biểu như phong trào “Thanh niên nông thôn thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, phong trào “Bốn mới”; nhiều mô hình, phương thức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và phương thức sản xuất; hỗ trợ vốn vay, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa… đã đem lại hiệu quả tích cực, được xã hội ghi nhận.

Nhiều mô hình được người dân ủng hộ, nhân rộng như chương trình “Thắp sáng đường quê”; Tham gia làm đường giao thông nông thôn; Xây dựng cầu thanh niên; Chuồng trại, nhà tiêu hợp vệ sinh; Các hoạt động trồng cây bảo vệ môi trường, bảo vệ dòng sông quê hương…

Khuyến khích thanh niên bày tỏ chính kiến

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chúc mừng 82 năm thành lập Đoàn và bày tỏ niềm tự hào về tuổi trẻ của dân tộc Việt Nam luôn đóng góp trí lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong mọi thời kỳ; Truyền thống này thể hiện trên tất cả các mặt trận quân sự, kinh tế, văn hóa…kế tục sự nghiệp của lớp người đi trước.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đoàn Thanh niên tiếp tục tham gia tích cực góp ý sửa đổi Dự thảo Hiến pháp 1992; coi đây là đợt sinh hoạt chính trị vừa tuyên truyền vừa tìm hiểu, vận động trong toàn dân, đóng góp tích cực sửa đổi, bổ sung vào các nội dung Dự thảo để Hiến pháp sửa đổi lần này thực sự được chắt lọc từ tinh hoa, trí tuệ của dân tộc, trong đó vai trò lực lượng tuổi trẻ là rất to lớn.

“Mỗi ĐVTN cần được tiếp cận với Hiến pháp, cần bày tỏ chính kiến mạnh mẽ, trí tuệ vào dự thảo Hiến pháp, càng nhiều càng tốt. Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp sẽ tổng hợp, tiếp thu một cách sâu sắc, đầy đủ nhất”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao và ghi nhận những kết quả tích cực, hiệu quả của chương trình Đoàn tham gia xây dựng nông thôn mới, đồng thời đề nghị Đoàn lựa chọn những công trình, phần việc phù hợp với nguồn lực và trí tuệ của thanh niên để xây dựng nông thôn mới một cách hiệu quả, tạo sự khởi đầu thu hút nguồn lực và định hướng người dân địa phương làm theo.

Cấp bộ Đoàn đã xây mới, tu sửa hàng chục nghìn ki lô mét đường giao thông nông thôn; Xây mới 1.221 nhà văn hóa, nhà nhân ái, tu sửa và làm mới 7.546 căn nhà; sửa chữa hàng nghìn cầu giao thông nông thôn; xây dựng chòi phòng, tránh lũ cho 451/700 hộ (đạt tỷ lệ 64% so với kế hoạch).

Hiện Đoàn có trên 21.000 tổ hợp tác thanh niên, CLB thanh niên làm kinh tế giỏi; ĐVTN được vay vốn phát triển sản xuất, với số dư nợ đạt trên 11.000 tỷ đồng...

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.