Đường cao tốc: Thiếu rào chống ồn, thiếu kiểm soát

Đường cao tốc: Thiếu rào chống ồn, thiếu kiểm soát
TP - Tiến sĩ Doãn Minh Tâm, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Giao thông Vận tải, trao đổi với Tiền Phong sau khi một số đoạn rào chống ồn được lắp đặt thử nghiệm tại nút giao Đại Xuyên thuộc Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

> Thông xe tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
> Còn những yếu tố gây nguy hiểm 

TS. Doãn Minh Tâm
TS. Doãn Minh Tâm.

Theo quy định, các tuyến cao tốc phải có rào chống ồn, vậy tại sao ở Việt Nam chưa có?

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, khi thiết kế đường cao tốc, phải đề cập việc bảo vệ môi trường hai bên đường như cải thiện cảnh quan, chống ồn, chống bụi và chất thải do hoạt động giao thông gây ra. Khi cần thiết, có thể áp dụng các biện pháp chống ồn như làm tường chắn âm cao 3 - 3,5m, tường bằng tấm xi măng cách âm hoặc bản bê tông cốt thép lắp ghép, hoặc có thể làm ụ đất cản âm.

Ngoài ra, phải trồng các rặng cây bên đường.Quan điểm mới về thiết kế là phải thân thiện với môi trường, giảm tối đa tác động tới môi trường, phát triển phải đảm bảo hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ sức khỏe con người.

Việt Nam chưa làm rào chống ồn trên đường cao tốc, theo tôi, có một số lý do như trình độ công nghệ của ta còn hạn chế, nguồn tài chính có hạn. Nó có thể được coi mặt hàng xa xỉ.

Việc không có rào chống ồn có thể ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống người dân hai bên đường?

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tiếng ồn có tác động tiêu cực tới sức khỏe con người. Nó có thể ảnh hưởng tới phát triển thể lực, trí tuệ...?

Một số đoạn cao tốc nút giao Đại Xuyên thuộc Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được lắp đặt thử nghiệm rào chống ồn. Theo ông, ta nên lựa chọn công nghệ và nên lắp đặt như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Vấn đề quan trọng là năng lực thẩm định công nghệ. Làm sao để ta không trở thành bãi rác công nghệ. Tôi cho rằng, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, nếu lắp đặt rào chống ồn, nên ưu tiên lắp tại các đoạn đi qua khu dân cư, trung tâm thành phố. Trước đó, phải có khảo sát một cách kỹ lưỡng và khoa học về tình hình sinh sống của người dân ven đường cao tốc, tiếng ồn phát từ đâu... Trên cơ sở đó mới đề xuất biện pháp chống ồn hiệu quả, đánh giá tác động môi trường của từng đoạn.

Ông đánh giá thế nào về chất lượng các tuyến đường cao tốc của ta hiện nay?

Thế giới hiện có 56 quốc gia có đường cao tốc. Việt Nam là nước thứ 56 có những mét đường cao tốc đầu tiên. Tuy nhiên, điều tôi lo ngại hiện nay là vấn đề kiểm soát trên đường cao tốc. Đi đến giữa tuyến cũng không có trạm kiểm soát nào cả. Khi tôi đi trên đường cao tốc, cảm tưởng đầu tiên của tôi là kiểm soát của ta còn kém.

Người đi trên đường cao tốc cũng chưa nắm được luật. Đường cao tốc có 2 hoặc 4 làn xe, trong đó có làn tốc độ cao, làn tốc độ thấp hơn. Nhưng thực tế thì chạy rất láo nháo, trên làn nhanh thì đi chậm và ngược lại. Lẽ ra phải đào tạo từ khâu lái xe, nhưng trong tất cả các bài thi hiện nay không có câu nào nói cho người ta biết chạy xe trên đường cao tốc phải như nào. Nên tôi thấy đi trên đường cao tốc rất hãi. Đó chính là mầm mống mất an toàn giao thông.

Cảm ơn ông.

Mỹ Hằng

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.