Đừng để trẻ đối mặt với hậu quả thương tâm

0:00 / 0:00
0:00
TP - Ông Nguyễn Đình Độ - Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân (TPHCM) thừa nhận, trường ông ít nhiều cũng có học sinh đang bị trầm cảm nên mỗi khi có dịp tiếp xúc các em, ông thường căn dặn “Các em hãy yêu quý bản thân mình”.

Thực tế, không ít em đã hủy hoại thân thể mình, nhẹ thì có em sẵn sàng lấy dao lam rạch tay, uống vài vỉ thuốc ngủ; nặng hơn, có em uống thuốc diệt rầy, thuốc trừ sâu,... cũng chỉ đơn giản cha mẹ không tìm hiểu nhu cầu của con để đáp ứng, hoặc dỗi hờn, oán trách, do cha mẹ không đi sâu tìm hiểu tâm tư, tình cảm khi con vừa bước vào lứa tuổi dạy thì với bao bỡ ngỡ, băn khoăn về cuộc sống, về ngưỡng cửa vào đời.

Theo TS Tâm lý Đào Lê Hòa An, Giám đốc Trung tâm ứng dụng khoa học tâm lý và hướng nghiệp JobWay cho rằng, thật đáng tiếc khi vẫn còn nhiều người lớn không tin vào những áp lực mà con em mình có thể gặp phải. “Nhiều cha mẹ buông lời đắng cay như “Có mỗi chuyện học thôi mà cũng không xong”, “Chịu áp lực kém thế này thì ra đời làm sao?”... để rồi con trẻ phải đối mặt với những hậu quả thương tâm”, TS An nói và cho rằng, trầm cảm là một căn bệnh cần được chữa trị và bạn hoàn toàn có thể vượt qua được.

Đừng để trẻ đối mặt với hậu quả thương tâm ảnh 1

Học sinh một trường phổ thông ở TPHCM

“Việt Nam vừa trải qua đợt dịch nghiêm trọng nhất, tất cả các hoạt động học tập đều chuyển sang hình thức online. Chính vì thế, các kết nối vật lý đều bị hạn chế đến mức tối đa cũng là yếu tố khách quan kích thích sự căng thẳng tâm lý. Đây là mầm mống ban đầu của trầm cảm”, TS An nhận định.

MỚI - NÓNG