Báo động trầm cảm học đường: Gia tăng hành vi tiêu cực ở trẻ

0:00 / 0:00
0:00
TP - Giận cha mẹ, bị điểm kém, mâu thuẫn bạn bè, lo lắng không đáp ứng được kì vọng của người khác, thất vọng bản thân hoặc để mọi người phải mãi nhớ đến mình - nhiều trẻ vị thành niên chọn cách tự sát do hệ quả của chứng trầm cảm. Đáng báo động, những trường hợp như vậy đang có dấu hiệu gia tăng.

Bệnh viện Nhi Trung ương mới đây tiếp nhận một bệnh nhi 13 tuổi nhập viện do tự tử bằng thuốc giảm đau liều cao. Nguyên nhân chỉ vì trẻ cảm thấy thất vọng khi bản thân không đáp ứng được những kì vọng của cha mẹ, lại thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với gia đình do bất đồng quan điểm về phong cách sống và định hướng tương lai mà trẻ đã có ý định tự tử. Một trường hợp khác là bệnh nhi 14 tuổi, đã uống thuốc ngủ tự tử sau khi bị mẹ đánh mắng. May mắn hơn nhiều trường hợp khác 2 bệnh nhân này đã được cấp cứu kịp thời. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tổn thương tâm lí có thể còn ảnh hưởng đến suốt đời.

Báo động trầm cảm học đường: Gia tăng hành vi tiêu cực ở trẻ ảnh 1

Bác sĩ BV Nhi Trung ương khám sức khỏe tâm thần cho trẻ

Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cũng mới tiếp nhận bé gái H.M.H 15 tuổi (Hà Nội, đang học lớp 9 nhập viện điều trị trầm cảm do áp lực học tập. Bệnh nhân là con thứ 2 trong gia đình 4 người con. Suốt những năm tiểu học đến lớp 7, trẻ đều học giỏi, vui vẻ, hòa đồng với bạn bè và mọi người. Nhưng từ hè năm lớp 8 và lớp 9, do dịch COVID-19, phải học trực tuyến, khối lượng bài vở nhiều hơn, tốc độ giảng bài của giáo viên nhanh hơn khiến em không theo kịp. Từ đây bài thi, kiểm tra của H đạt kết quả không như ý. Bản thân H không có bạn thân trong lớp. Bạn ngồi cùng bàn chỉ nói chuyện với em khi có 2 người còn trước mặt bạn bè khác thì tỏ thái độ xa lánh H. Chưa hết, các bạn trong lớp thường xuyên chê bai, chế giễu H. đủ thứ từ quần áo, giày dép đến đồ dùng học tập. Cùng với đó, H mang mặc cảm tự ti về ngoại hình vì cho rằng mình béo, xấu hơn các bạn (H cao 156cm, nặng 53kg).

“Thời gian vừa qua, khoa tiếp nhận một số trường hợp trẻ vị thành niên tự tử liên quan đến mâu thuẫn trong gia đình và trường học. Một số lí do như bị cha mẹ đánh, chưa hiểu mình nên uất ức, tủi thân, bị bạn bè trêu chọc, điểm kém mà trẻ đã có ý định từ bỏ cuộc sống của mình”.

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc BV Nhi Trung ương

Học trực tuyến càng ít sự tương tác giữa thầy cô, cộng thêm việc các bạn ngày càng xa lánh khiến H nảy sinh suy nghĩ tiêu cực và buồn chán. H chạy trốn thực tại bằng cách kết bạn với những người trên mạng xã hội. Thay vì học hành em lại tập trung dành thời gian trò chuyện với bạn ảo và xem Tiktok. Cũng từ đây H có tình yêu với bạn trai qua mạng nên càng say sưa trên mạng dù hai người chưa từng gặp nhau ngoài đời. Kết quả học giảm sút, mẹ nhờ cô giáo cho H đến nhà cô học, các bạn trong lớp biết chuyện đã tẩy chay em. Đến 10/2021, H càng chán nản, hay khóc lóc và bi quan, cảm thấy chán sống, có ý tưởng muốn chết. Và H tìm đến cách tự làm tổn thương mình để giải tỏa căng thẳng bằng cách dùng mảnh thủy tinh cứa vào cổ tay, chảy máu. Tháng 3 vừa rồi, H được đưa đến một bệnh viện và điều trị bằng thuốc chống trầm cảm.

Báo động trầm cảm học đường: Gia tăng hành vi tiêu cực ở trẻ ảnh 2

Trầm cảm đang len lỏi vào trường học, tấn công học sinh

Em Tr.M.L, học sinh lớp 12A5 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4, TPHCM) tâm sự với giọng nghẹn ngào: “Do phải học online kéo dài nên em có rất ít bạn bè để có thể chia sẻ. Em thuộc nhóm người hướng nội, gia đình thì không chịu nghe em tâm sự. Em rất chán nản! Đến khi trở lại trường học tập thì em cũng không thể kết bạn mới, mọi người nhìn em như người lập dị, làm em trầm cảm thêm”.

Ng. Dũng

Bác sĩ Hồ Thu Yến, Viện Sức khỏe Tâm thần cho hay gia đình bệnh nhân cũng đưa H đến thăm khám lại cơ sở y tế chuyên khoa nhi tư vấn tâm lí 1 tuần/1 buổi, nhưng tình trạng trên không thuyên giảm. Thời gian này H bắt đầu có biểu hiện hồi hộp, run tay. Ngày 21/2, các triệu chứng của bệnh nhân nhiều hơn, H thường xuyên cứa tay làm đau bản thân, ngủ không sâu giấc, gia đình đưa bệnh nhân đến thăm khám và nhập viện điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ tâm thần với chẩn đoán rối loạn hành vi trầm cảm có yếu tố tiền sử. Nhưng điều trị được 13 ngày, bệnh nhân đã mắc COVID-19, nên gia đình xin ra viện về cách li và điều trị tại nhà. Bệnh nhân uống thuốc theo đơn, các triệu chứng không thuyên giảm nhiều. H càng thêm lo lắng về việc mình mắc COVID-19 và biểu hiện hậu COVID-19.

Mới đây nhất, ngày 6/4, em B.Đ.K (học sinh lớp 8A2 Trường THCS Ngô Mây), thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk đã để lại thư tuyệt mệnh rồi treo cổ tự tử. Theo báo cáo của Trường THCS Ngô Mây, sáng 6/4 lớp 8A2 không có thời khóa biểu học online, em K có chơi điện tử và bị mẹ mắng. Sau đó, mẹ em ra vườn hái tiêu và khép cửa. Đến khoảng 9 giờ cùng ngày, không thấy em K ra phụ thu hoạch tiêu, gia đình vào nhà và phát hiện em đã tự tử trong nhà bếp. Gia đình đưa em K đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Trước khi xảy ra vụ việc, em K có để lại một bức thư cho gia đình trong đó cho biết áp lực cuộc sống gia đình làm em không thoải mái. Nguyễn Dũng

Đến lúc này triệu chứng rối loạn càng nặng hơn, H thường xuyên nghe tiếng nói trong đầu sỉ nhục và bảo em phải chết, đồng thời em thấy mình ngày càng vô dụng, hèn kém và là gánh nặng cho bố mẹ. “H được gia đình đưa vào viện lần nữa và được chẩn đoán hội chứng trầm cảm, yếu tố tiền sử, hành vi tự hủy hoại”, bác sĩ Thu Yến cho hay. Theo lời kể của H sau khi thông tin về nam sinh ở Hà Nội nhảy từ tầng cao chung cư tự tử, H thường xuyên đọc tin tức và em “thấy đám mây đen quanh đầu”, chán nản và khóc nhiều. Lúc này, bạn bè của H đã thay đổi thái độ, từ xa lánh trở nên chia sẻ, động viên H điều trị. Cùng với quá trình điều trị của bác sĩ, H trở nên thoải mái tinh thần, chịu mở lòng với mọi người và giảm dần ý định tự sát.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.