Từ ngày 1/10:

Dùng đất ‘sạch’ thanh toán dự án BT phải xin quyết định Thủ tướng

TPO - Theo Nghị định mới của Chính phủ ban hành việc thanh toán cho các dự án BT bằng đất "sạch", UBND cấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng xem xét trước khi quyết định chủ trương đầu tư. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án BT phải theo hình thức đấu thầu rộng rãi.
Phải đấu thầu xác định giá trị dự án BT

Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (gọi tắt dự án BT).

Theo quy định, tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT gồm quỹ đất; trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; tài sản kết cấu hạ tầng và các loại tài sản công khác theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công.
Dùng đất ‘sạch’ thanh toán dự án BT phải xin quyết định Thủ tướng ảnh 1

Việc thanh toán cho dự án BT bằng đất "sạch", UBND cấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định trước khi quyết định chủ trương đầu tư. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án BT phải theo hình thức đấu thầu rộng rãi. (Ảnh Dự án đường quanh đài tưởng niệm Chu Văn An ở Hà Nội của Bitexco được cho là có chi phí lập cao so với thực tế và quy định).

Trường hợp bán đấu giá tài sản công để lấy nguồn thanh toán cho Hợp đồng BT thì việc sử dụng số tiền thu được từ bán đấu giá tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án BT được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án BT theo hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định của pháp luật về đấu thầu; chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.

Việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá, giá trị dự án BT tương đương với giá trị tài sản công thanh toán. Trong đó giá trị tài sản công được xác định theo giá thị trường theo quy định của pháp luật tại thời điểm thanh toán còn giá trị dự án BT được xác định theo kết quả đấu thầu.
Bên cạnh đó, việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT phải được tổng hợp, phản ánh vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước: "Việc giao tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT được thực hiện sau khi dự án BT hoàn thành hoặc thực hiện đồng thời tương ứng với khối lượng xây dựng công trình dự án BT hoàn thành theo tiến độ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng", Nghị định nêu rõ.
Dùng đất "sạch" thanh toán dự án BT phải xin quyết định Thủ tướng

Về quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư, Nghị định mới cũng quy định rõ được áp dụng hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng hoặc cho thuê đất thu tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trong đó, quỹ đất thanh toán là đất chưa giải phóng mặt bằng hoặc đã giải phóng nhưng đảm bảo thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng.

Đặc biệt, nếu dùng đất đã giải phóng mặt bằng để thanh toán thì UBND tỉnh phải báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định trước khi quyết định chủ trương đầu tư. Đồng thời quỹ đất thanh toán phải đảm bảo giá trị tương đương dự án BT được phê duyệt.
Với trường hợp này, nếu giao đất có thu tiền sử dụng thì giá trị quỹ đất thanh toán là tiền sử dụng đất được xác định theo quy định. Còn nếu cho thuê đất, giá trị quỹ đất là tiền thuê nộp một lần cho cả thời gian thuê. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10 tới đây và bãi bỏ Quyết định số 23/2015 (ngày 26/5/2015) của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế Nhà nước thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng – chuyển giao.
MỚI - NÓNG
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
TPO - Tại tòa, bị cáo thuộc đơn vị tư vấn khai quá trình thi công cho đến trước ngày diễn ra sạt trượt, đơn vị tư vấn không nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan đến hồ sơ thiết kế. 'Nước ngầm' mà cáo trạng đề cập là do thấm từ trên xuống, lỗi này do đơn vị thi công sử dụng đất đắp không đạt yêu cầu.