Dubai – Tầm nhìn thay đổi quốc gia – Kỳ II

Từ sa mạc kép, khô cằn và nghèo nàn nhưng chỉ trong 20 năm, Dubai đã phát triển thần kỳ, nổi lên như một thành phố toàn cầu và là một trung tâm kinh tế của thế giới với các trung tâm tài chính, công nghệ thông tin, du lịch, cảng biển, bất động sản, các công trình đồ sộ bậc nhất thế giới.
Dubai – Tầm nhìn thay đổi quốc gia – Kỳ II ảnh 1
 
Dubai – Tầm nhìn thay đổi quốc gia – Kỳ II ảnh 2
 
Dubai – Tầm nhìn thay đổi quốc gia – Kỳ II ảnh 3
 

Dubai là một trong 7 tiểu vương quốc trong khối Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nằm ở phía nam của vịnh Ba Tư thuộc bán đảo Ả Rập với diện tích hơn 4.000km và dân số chỉ hơn 2 triệu người. Phần lớn diện tích Dubai thuộc địa hình sa mạc khô cằn do vậy thời tiết nơi đây rất khắc nghiệt. Mọi điều kiện tự nhiên đều bất lợi cho sự phát triển trên đất nước Dubai. Để sinh tồn, người dân phải sống trong những túp lều được lợp từ lá cọ và chăn nuôi cừu dưới cái nắng gay gắt. 

Mặc dù thiên nhiên không ưu đãi nhưng người dân Dubai chưa từng đầu hàng vẫn luôn nỗ lực tìm ra năng lực lõi để phát triển đất nước với khát vọng xây dựng một quốc gia phát triển bậc nhất thế giới; thể hiện qua khát vọng của nhà lãnh đạo Thủ tướng Mohammed bin Rashid Al Maktou: "Chúng ta không bao giờ dừng lại cho đến khi con cái chúng ta nhìn thấy Dubai cạnh trạnh với các trung tâm kinh tế thành công nhất trên thế giới."

Từ xa xưa Dubai đã bộc lộ tham vọng kinh doanh với những khu chợ sầm uất bán hương trầm từ Oman và nhụy hoa nghệ tây từ Iran đến khát vọng chuyển dịch hoang mạc thành những trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ đẳng cấp nhất thế giới. Năm 1958, mặc dù còn khó khăn, quốc vương Sheikh Rashid bin Saeed Al Maktoum đã quyết định sử dụng doanh thu từ các hoạt động thương mại để xây dựng cơ sở hạ tầng. Cùng với đó là sự thành lập của hàng loạt các công ty tư nhân bao gồm điện, dịch vụ điện thoại và cả các cảng và nhà khai thác sân bay nhằm xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng đem đến bước ngoặt cho sự phát triển của tiểu vương quốc này.

Dubai – Tầm nhìn thay đổi quốc gia – Kỳ II ảnh 4  

Đến năm 1959, khách sạn đầu tiên của tiểu vương quốc, Khách sạn Airlines, được xây dựng. Năm 1960, sân bay đầu tiên tại Dubai được thành lập được đi vào hoạt động trở thành điểm trung chuyển của hầu hết các chuyến bay dài trên thế giới cũng như có thể thu hút được cả khách hàng Âu lẫn Á đến đây du lịch, mua sắm.

Năm 1961, công ty điện lực và công ty điện thoại cũng bắt đầu triển khai mạng lưới trên toàn quốc. Trước khi phát hiện ra dầu vào năm 1966, Dubai là thành phố là một cảng nhỏ trong khu vực vùng Vịnh. Mặc dù tồn tại dọc các tuyến thương mại quan trọng ở Trung Đông kể từ những năm 1800, ngành công nghiệp chính của Dubai, làm ngọc trai, đã cạn kiệt sau những năm 1930.

Từ năm 1971, Dubai cùng với Abu Dhabi và năm tiểu vương quốc khác thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) nhằm tạo ra một nền hòa bình, độc lập, ổn định trong khu vực. Đặc biệt năm 1979, cảng quốc tế Jebel Ali được thành lập đã giúp Dubai vận dụng ưu thế vị trí địa lý và trở thành cảng chủ chốt trong giao thương quốc tế và trung tâm thương mại của thế giới. Dubai thu hút một loạt các nhà đầu tư đến từ khắp nơi trên thế giới ở nhiều lĩnh vực hàng không, bất động sản, thương mại, du lịch… nhờ tỷ suất lời nhuận cao và chính sách miễn thuế được áp dụng.

Đặc biệt, Dubai đã xây dựng thương hiệu riêng của mình rất thành công để thu hút đầu tư và lao động nước ngoài cần thiết để đạt được tham vọng tăng trưởng. Giống như New York, Thượng Hải và Las Vegas - những thành phố đều phát triển hình ảnh của mình thông qua kiến trúc, Dubai thể hiện khát vọng đổi mới của mình thông qua cảnh quan thành phố và các tòa nhà chọc trời. Thành phố này có khoảng 150 tòa nhà siêu cao tầng, nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác trên thế giới, ngoại trừ New York và Hong Kong.

Cũng như các quốc gia khác như Đức, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ… để khẳng định tầm vóc và sự ảnh hưởng của mình - Dubai đã duy trì những nền tảng cốt lõi mà mỗi quốc gia, dân tộc đều phải vận dụng linh hoạt trong suốt quá trình gây dựng và phát triển như: tinh thần ham học hỏi và sáng tạo không ngừng, sự đoàn kết và tầm nhìn chiến lược đúng đắn ở từng giai đoạn; cùng với khát vọng lớn được ấp ủ qua nhiều thế hệ. Dubai là biểu tượng cho các quốc gia khác về sự vươn lên mạnh mẽ xuất phát từ những nỗ lực học hỏi, sẵn sàng tiếp thu những cái mới nhằm trang bị nền tảng tri thức vững chắc cho thế hệ kế thừa. Từ mảnh đất có khí hậu khắc nghiệt khô cằn, nghèo tài nguyên thiên nhiên, dân số ít, trở thành một thiên đường thu nhỏ của thế giới với sự xa hoa, tráng lệ của các công trình kỳ vĩ, hiện đại nhất thế giới, cùng môi trường và chất lượng cuộc sống lý tưởng nhờ áp dụng chiến lược thực thi vượt trội. Cùng một khát vọng lớn, chí hướng lớn đã giúp người dân Dubai vượt qua mọi nghịch cảnh trở thành quốc gia giàu có và thịnh vượng.

Dubai – Tầm nhìn thay đổi quốc gia – Kỳ II ảnh 5  

(Đón đọc kỳ sau: Dân tộc Do Thái – Đức tin dân tộc được chọn.)

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.