Du học sinh Việt trên toàn cầu hiến kế

Du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc tham gia lễ hội quảng bá văn hóa Việt. Ảnh: P.V
Du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc tham gia lễ hội quảng bá văn hóa Việt. Ảnh: P.V
TP - T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến vào lúc 14h30 ngày 12/4 tại báo Tiền Phong nhằm tạo sự gắn kết giữa Hội Sinh viên Việt Nam và du học sinh Việt đang theo học tại các nước trên thế giới.

Tại chương trình, du học sinh sẽ hiến kế để hoạt động Hội Sinh viên có sức lan tỏa.

Với chủ đề “Sinh viên Việt Nam ở ngoài nước với Năm Thanh niên tình nguyện 2014”, chương trình có sự tham gia của sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại các nước: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Anh, Nga, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Lào, Campuchia, Australia. 

Tại chương trình, các đại biểu sẽ cùng làm rõ vai trò của hội sinh viên ở nước ngoài trong việc tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ tạo điều kiện học tập, sinh hoạt cho sinh viên Việt Nam tại nước sở tại; chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của các Hội Sinh viên Việt Nam tại các nước; các hoạt động tình nguyện của sinh viên Việt Nam đang học tập ở nước ngoài hướng về Tổ quốc nhân Năm Thanh niên tình nguyện 2014.

Du học sinh Việt trên toàn cầu hiến kế ảnh 1

Du học sinh Việt Nam tại Trung Quốc tham gia lễ hội quảng bá văn hóa Việt Ảnh: P.V

Trao đổi với Tiền Phong về chủ đề Năm thanh niên tình nguyện và câu chuyện du học sinh hiến kế, Nguyễn Ngọc Quỳnh đang học tiến sỹ năm thứ ba chuyên ngành Ứng dụng công nghệ sinh học trong Bảo vệ thực vật, trường ĐH tổng hợp George - August Goettingen, CHLB Đức cho biết: “Năm Thanh niên tình nguyện là chủ đề rất hay bởi hoạt động của Đoàn, của sinh viên chính là hoạt động xung kích, tình nguyện, đi đầu. Trong những năm qua, hoạt động tình nguyện thu hút được rất nhiều bạn trẻ và tạo ra được tiếng vang lớn trong xã hội. Cũng chính môi trường hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên đã rèn luyện nhiều lớp thanh niên trong thời kỳ mới, tinh thần vì cộng đồng vì xã hội, nhiệt huyết của tuổi được cống hiến có điều kiện được phát huy. Tôi cũng trưởng thành nhờ hoạt động vì cộng đồng”.

Hiện nay, Hội Sinh viên Việt Nam ở Đức thường xuyên có các hoạt động vì cộng đồng như quyên góp được 12.000 Euro ủng hộ chương trình “Cơm có thịt cho trẻ em” vùng cao ở Việt Nam, quyên góp chăn ấm cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ 3.900 euro cho đồng bào miền Trung bị bão lũ năm 2013, tổ chức hội trại sinh viên thu hút hơn 500 đại biểu tham gia...

Theo Ngọc Quỳnh, để phong trào tình nguyện có hiệu quả, chuyên nghiệp cần cố gắng, tích cực tìm nhân tố mới, tìm tòi, sáng tạo đồng thời phải xây dựng các hoạt động với nội dung thiết thực, tránh sáo rỗng, hướng đến những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, tránh làm theo phong trào. Mỗi nơi, mỗi địa phương có điều kiện khác nhau thì xây dựng nội dung khác nhau. 

“Chúng ta nên quan tâm đến đại đa số thanh niên, làm sao các phong trào đó phải được càng nhiều người hưởng ứng càng tốt, hơn nữa cán bộ chủ chốt của phong trào rất quan trọng, muốn phong trào mạnh thì thủ lĩnh phải giỏi, tiên phong, mạnh dạn đi đầu, tự tìm tòi các hoạt động, tránh việc chỉ thụ động, chờ đợi các nội dung được ban hành từ trên xuống”.

Nguyễn Ngọc Quỳnh, du học sinh tại CHLB Đức

Nếu xây dựng tốt các nội dung hành động sẽ thu hút được nhiều sinh viên, đoàn viên tham gia. “Chúng ta nên quan tâm đến đại đa số thanh niên, làm sao các phong trào đó phải được càng nhiều người hưởng ứng càng tốt, hơn nữa cán bộ chủ chốt của phong trào rất quan trọng, muốn phong trào mạnh thì thủ lĩnh phải giỏi, tiên phong, mạnh dạn đi đầu, tự tìm tòi các hoạt động, tránh chỉ thụ động, chờ đợi các nội dung được ban hành từ trên xuống”, Ngọc Quỳnh nói.

Đến với buổi giao lưu Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam ở Vương quốc Bỉ muốn tìm câu trả lời cho những thắc mắc về việc tạo điều kiện cho du học sinh trở về nước và cống hiến. 

Dũng nói: “Sinh viên Việt Nam sau khi hoàn thành các khóa học trở về nước thường gặp khó khăn trong thích nghi phong cách làm việc và những yêu cầu về giấy tờ, T.Ư Hội Sinh viên và các bộ, ngành liên quan có những hướng khắc phục nào để giúp sinh viên có nhiều thuận lợi hơn”. Dũng cũng mong muốn các phong trào của Hội Sinh viên có sức lan tỏa và thu hút đông đảo du học sinh Việt ở các nước tham gia.

Với phương pháp trao đổi thẳng thắn, xây dựng đi thẳng vào các giải pháp, đề xuất cụ thể, chương trình là diễn đàn kết nối, chia sẻ của thanh niên, sinh viên Việt Nam ở ngoài nước góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết, tính xung kích đi đầu của thanh niên trong học tập, lao động sáng tạo đồng thời cung cấp thông tin cho sinh viên Việt Nam ở ngoài nước các chính sách của Đảng, Nhà nước, chương trình hoạt động của Đoàn, Hội trong công tác chăm lo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Du học sinh tham gia giao lưu cần đưa ra các sáng kiến, hiến kế để góp phần tập hợp người Việt tại nước ngoài cùng tham gia xây dựng đất nước và các giải pháp cụ thể hóa phong trào Sinh viên 5 tốt trong sinh viên Việt Nam tại các nước, giải pháp cho công tác kết nối, duy trì thông tin giữa Hội Sinh viên, thanh niên Việt Nam tại các nước với T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam. 

Chủ trì cuộc giao lưu trực tuyến tại đầu cầu Việt Nam là Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Lê Quốc Phong, Tổng biên tập báo Sinh viên Việt Nam Nguyễn Huy Lộc, đại diện Vụ công tác học sinh, sinh viên, (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Vụ công tác Thanh niên (Bộ Nội vụ). Bạn đọc, du học sinh có thể gửi câu hỏi giao lưu về svvngiaoluu@gmail.com

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.