Dự án 'khủng': Những chiếc bánh vẽ hẩm hiu?

Dự án 'khủng': Những chiếc bánh vẽ hẩm hiu?
Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh xây dựng các dự án kinh tế trong quá trình hội nhập, dù có lúc đích thân Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư phải tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án nhằm hỗ trợ, bố trí việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, lợi ích có về quần chúng số đông?

Dự án 'khủng': Những chiếc bánh vẽ hẩm hiu?

> Dân đầu cơ 'tắc thở' với dự án khủng
> Nhiều dự án BĐS lớn mất tên miền thương hiệu

Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh xây dựng các dự án kinh tế trong quá trình hội nhập, dù có lúc đích thân Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư phải tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án nhằm hỗ trợ, bố trí việc làm cho người dân địa phương. Tuy nhiên, lợi ích có về quần chúng số đông?

Dự án nhà máy thép Thạch Khê (Hà Tĩnh)....
Dự án nhà máy thép Thạch Khê (Hà Tĩnh).....

"Nồi cơm vàng"... trên giấy vẽ

Mỗi năm, số lượng các dự án được kí kết ở các lĩnh vực giao thông vận tải, nhà đất, du lịch, dịch vụ, khai thác khoáng sản, năng lượng... gia tăng một cách chóng mặt. Điều này đưa Việt Nam trở thành "miền đất hứa".

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 (theo giá thực tế) ước tính đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2010 và bằng 34,6% GDP. Trong đó: vốn khu vực Nhà nước đạt 341,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 309,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 226,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,9%.

Một trong những dự án đầu tư tư nhân nổi bật trong thời gian vừa qua phải kể đến là Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) - mỏ sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á được khởi công vào năm 2007. Chủ tịch Quốc hội, khi ấy là Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng từng đánh giá đây là một trong những dự án trọng điểm của quốc gia mang lại niềm hi vọng lớn cho hàng ngàn hộ dân nghèo nơi đây với ước mơ được "đổi đời".

Bên cạnh đó, các dự án: Dự án điện gió lớn nhất Đông Nam Á tại Bình Thuận (2008); dự án khu phi thuế quan và khu công nghiệp Nam Đình Vũ" tại Hải Phòng (2010); dự án thành phố LasVegas của châu Á tại Lạng Sơn; dự án khu nghỉ dưỡng lớn nhất miền Bắc Tam Nông tại Phú Thọ... được xem là béo bở khi vốn đầu tư mỗi dự án có khi lên đến ngưỡng 6.000 tỷ đồng. Đó là nhữnglời hứa hẹn ngọt ngào về phát triển kinh tế vùng, đẩy mạnh các lĩnh vực nhiều tiềm năng như công nghiệp, du lịch, dịch vụ, cải thiện môi trường sống, xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn hộ dân...

Phép nước chưa nghiêm

Thực tế, với vai trò điều phối các dự án, những "quả đấm thép" của nhà nước lên các nhà thầu dường như rơi vào môi trường "không trọng lượng". Nhìn chung, các dự án hiện nay đều mắc căn bệnh "chờ". Chỉ riêng trong lĩnh vực đầu tư công, Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, năm 2010, trong số 34.607 dự án đang thực hiện đầu tư, thì có tới 3.386 dự án chậm tiến độ, chiếm 9,78% số dự án thực hiện trong kỳ.

Điển hình là dự án xây dựng Nhà máy xi măng Đô Lương" tại tỉnh Nghệ An, với số tiền đầu tư 1.700 tỷ đồng, được khởi công từ đầu năm 2007 và dự kiến hoàn thành vào năm 2009 nhưng mãi tới nay, dù tỉnh Nghệ An đã ra... "hàng chục văn bản" để chỉ đạo, đốc thúc nhà đầu tư đảm bảo cũng như chi ra gần 100 tỷ đồng để hỗ trợ thì vẫn là con số không.

Đáng nói hơn, có những dự án (như Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương do Tập đoàn Formosa Đài Loan, Trung Quốc đầu tư khởi công năm 2009) đích thân Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư phải tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án nhằm hỗ trợ, bố trí việc làm cho người dân địa phương. Nhưng đến hiện nay, khi nhắc đến thì nhà thầu "treo" đất dân nghèo rồi bỏ lơ, và tất nhiên người dân lãnh đủ.

Thực trạng trên cho thấy các cơ quan chức năng có dấu hiệu "bỏ con giữa chợ", chưa theo sát dự án, mặc cho các nhà đầu tư "muốn làm gì làm". Thế nên các văn bản thì vẫn là văn bản còn thực tế các nhà thầu vẫn cứ nhởn nhơ "treo" dự án không dưới 10 năm trời bất chấp người dân thiếu kế sinh nhai. Tệ hại hơn, các nhà thầu còn "rinh" nguồn lao động - đa số là "chui" từ nước họ, có khi con số lên đến hàng ngàn người đến Việt Nam để cùng "góp gạo thổi cơm chung"... như trường hợp báo chí vừa phanh phui tại một số dự án có sự tham gia của các nhà thầu Trung Quốc.

... hay Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương do tập đoàn Formosa đầu tư nhiều năm qua vẫn ngổn ngang
... hay Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương do tập đoàn Formosa đầu tư nhiều năm qua vẫn ngổn ngang.

Hỗ trợ thiếu tính thực tế

Tuy nhiên phải thừa nhận, các động thái chính sách nhằm hỗ trợ việc làm cho người dân nhiều lúc thiếu tính thực tế. Chính vì sự lơ là, chủ quan, bỏ qua việc khảo sát và nghiên cứu nhu cầu, trình độ thực tế của người dân, đôi khi cuộc chơi theo kiểu "hiện đại hóa"bị áp đặt lên những người dân chân lấm tay bùn. Thế nên trong "cuộc chơi" dự án "khủng" này, có lẽ lao động Việt là những người vỡ mộng đổi đời nhiều nhất.

Theo kế hoạch, dự án mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) sẽ giải phóng toàn bộ 100% dân cư trong xã Thạch Hải đến khu tái định cư. Đến nay, đã có gần 200 hộ dân đã bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp thế nhưng chưa nhận được khoản tiền đền bù nào. Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương đề cập phía trên đã tạo ra "cuộc di dân lớn nhất ở miền Trung" với hơn 1.800 hộ dân, gần 15.000 nhân khẩu. Rất nhiều các dự án "giấc mơ vàng" tương tự cũng theo một lối mòn "dân thiếu đất để ở", đất nông nghiệp bị thu hồi nên không thể canh tác nông nghiệp trong khi dự án đang bị tạm dừng vì thiếu vốn, chưa đảm bảo công nghệ, thiếu nhân lực chất lượng cao... Những người dân "di trú" xưa nay đều quen với con trâu, cái cày hay chiếc cần câu nên khi thiếu đất canh tác, họ như cá mắc cạn, mất đi nguồn cơm áo hàng ngày.

Điểm thiếu thực tế trong việc thực thi các dự án là việc đào tạo nghề, nâng cao trình độ, chuyển hướng lao động nông sang công... đi kèm các dự án nhằm tận dụng nguồn lao động địa phương chưa thấy được triển khai. Thế nên, khi đưa cho dân những mảnh đất tái định cư với diện tích trung bình mỗi hộ 200 mét vuông (như tại Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương) hay dẫn nông dân "quanh năm với lũy tre làng" vào các nhà máy dây chuyền hiện đại thì khác nào "đưa củ cải đến miệng mèo" và bảo ăn đi.

Bài học mà Việt Nam cần rút kinh nghiêm chính là thẳng tay "trị" các nhà đầu tư, nhà thầu thiếu trách nhiệm, trả đất canh tác cho dân như ở Long An, Tây Ninh vừa qua. Bên cạnh đó, giúp họ hồi phục, phát triển ngành làm ăn truyền thống nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá cả, thu nhập. Còn nếu muốn nông dân vào nhà máy, những dự án đào tạo nguồn nhân lực mới cần phải được tiến hành đàng hoàng, nghiêm túc và công tâm.

Theo Đỗ Thiện - Mỹ Vân
Vef

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.