> Chưa điều chỉnh giá điện trong tháng 10
Công trường thủy điện Sông Giang 2 . |
Dự án Thủy điện Sông Giang 2 do Cty cổ phần Khai thác thủy điện Sông Giang làm chủ đầu tư, gồm 2 tổ máy có công suất 37 MW, là dự án thủy điện lớn nhất tại Khánh Hòa.
Dự án được khởi công xây dựng ngày 23-3-2006, dự kiến phát điện vào quý II năm 2008. Sau một năm thi công, thời hạn phát điện được lui lại đến ngày 30-6-2009. Nhưng đến giữa năm 2009, việc xây dựng hầu hết các hạng mục chính của công trình mới đạt 50% khối lượng công việc.
Một thời hạn mới cho việc phát điện của nhà máy thủy điện Sông Giang 2 lại được đưa ra, đó là cuối năm 2010. Đầu năm 2011, chủ đầu tư báo cáo, đang hoàn chỉnh các hạng mục: đập dâng, tràn xả lũ, đường ống áp lực, tháp điều áp, nhà máy, kênh xả?, dự kiến giữa năm 2011 đưa nhà máy vào vận hành.
Nhưng, một lần nữa thời hạn phát điện lại trôi qua. Trong khi đó, để phục vụ cho dự án, gần 210 ha rừng trồng đã bị khai thác trắng từ mấy năm trước.
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh có 8 dự án thủy điện, với tổng công suất lắp máy 113MW được Bộ Công Thương phê duyệt đưa vào Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ toàn quốc.
Trong số này, có bốn dự án đã bị UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi thỏa thuận đầu tư và đề nghị Bộ Công Thương đưa ra khỏi quy hoạch, do chậm triển khai hoặc chưa có nhà đầu tư đăng ký.
Đó là dự án thủy điện Khánh Thượng (Khánh Vĩnh, công suất 18 MW), Sông Trang (Khánh Vĩnh, công suất 5 MW), Sông Cái (Khánh Vĩnh, công suất 2 MW) và Hoa Sơn (Vạn Ninh, công suất 4 MW).
Chỉ có dự án nhà máy thủy điện Ea Krong Rou (Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa) gồm 2 tổ máy, công suất 28 MW đã hòa điện vào lưới điện quốc gia trong tháng 5 và tháng 6-2007.
Dự án nhà máy thủy điện Sông Chò 2 ở xã Khánh Hiệp (Khánh Vĩnh), công suất 7MW, chiếm 168 ha đất rừng, đang thi công ì ạch.
Dự án nhà máy thủy điện Sông Giang 1 (Khánh Trung, Khánh Vĩnh) có công suất chỉ 12 MW nhưng cũng chiếm 238 ha đất, trong đó có gần 170 ha đất rừng phòng hộ và rừng sản xuất, đã hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.
Theo quy định, trước khi triển khai đầu tư, các dự án thủy điện phải có phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng bị mất do dự án đó.
Tuy nhiên, theo ông Trương Tam, Trưởng Phòng Quản lý điện năng, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa, tất cả các dự án thủy điện ở Khánh Hòa đều chưa xác định xong diện tích rừng phải trồng thay thế.