Đột phá trong hành trình tìm kiếm các hành tinh giống Trái đất

0:00 / 0:00
0:00
TP - YZ Ceti b - một hành tinh cách Trái đất 12 năm ánh sáng có thể là một mảnh ghép quan trọng trong việc phát hiện các hành tinh có thể sinh sống được.

Bạn có thể sẽ không nghĩ đến việc cảm ơn từ trường của Trái đất vì đã giúp bạn đã có mặt ở đây ngày hôm nay, nhưng nó vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống của hành tinh chúng ta.

Đột phá trong hành trình tìm kiếm các hành tinh giống Trái đất ảnh 1

Sự tương tác giữa một hành tinh và ngôi sao của nó (minh họa)

Ông Sebastian Pineda, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Colorado (Mỹ) cho biết, từ trường của một hành tinh có thể ngăn không cho bầu khí quyển của nó bị bào mòn theo thời gian bởi các hạt phun ra từ ngôi sao của nó. Trong trường hợp của chúng ta, đó là Mặt trời.

Giờ đây, các nhà khoa học đã tìm thấy một hành tinh khác có từ trường - YZ Ceti b, một hành tinh đá quay quanh một ngôi sao cách Trái đất khoảng 12 năm ánh sáng. Nghiên cứu được công bố vào thứ Hai (3/4) trên tạp chí Thiên văn Tự nhiên.

Ông Joe Pesce từ Quỹ Khoa học Quốc gia cho biết, việc tìm ra sự tồn tại của chúng rất quan trọng trong hành trình tìm kiếm các hành trình có thể sinh sống hoặc có sự sống. “Nghiên cứu này không chỉ cho thấy hành tinh đá đặc biệt này có khả năng có từ trường, mà còn cung cấp một phương pháp đầy hứa hẹn để tìm thêm những hành tinh tương tự”, ông nói.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sóng vô tuyến mà họ tin rằng được tạo ra bởi sự tương tác giữa từ trường của hành tinh và ngôi sao mà nó quay quanh. Theo cô Jackie Villadsen, nhà thiên văn học tại Đại học Bucknell (Mỹ), vì từ trường là vô hình nên rất khó xác định xem một hành tinh xa xôi thực sự có nó hay không.

Cho dù YZ Ceti b có kích thước gần bằng Trái đất, nó không thể sinh sống được bởi vì nó quá gần với ngôi sao của nó. Thế nhưng hành tinh này có một điểm tương đồng khác với Trái đất – đó chính là cực quang. Các hạt năng lượng cao từ mặt trời tạo ra thời tiết xung quanh Trái đất, và sự tương tác giữa từ trường và bầu khí quyển tạo ra hiện tượng cực quang, hay ánh sáng phương Bắc. YZ Ceti b và ngôi sao của nó cũng tạo ra cực quang - nhưng lại trên chính ngôi sao đó.

Các nhà khoa học đều đồng ý YZ Ceti b là ứng cử viên sáng giá cho một hành tinh có từ trường, nhưng họ cho biết sẽ cần phải “nghiên cứu rất nhiều” trước khi có thể xác nhận nó.

Theo news.sky.com, ngày 3/4/2023
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.