Đột nhập Trung tâm huấn luyện nữ binh Afghanistan

Hàng ngày, tại học viện Quân sự Kabul, Afghanistan, có 150 nữ binh đang tích cực tham gia huấn luyện chiến đấu để bảo vệ đất nước...
Đột nhập Trung tâm huấn luyện nữ binh Afghanistan ảnh 1

Binh sĩ nam và binh sĩ nữ được huấn luyện riêng rẽ tại căn cứ ở ngoại ô thủ đô Kabul, tuy nhiên, chương trình huấn luyện đều như nhau: giáo dục thể chất, sử dụng vũ khí, chiến thuật và chăm sóc y tế. Trong ảnh: Nữ binh sĩ Karima, 21 tuổi (trái) và đồng nghiệp Tamana, 19 tuổi đang lau chùi súng sau giờ huấn luyện (Ảnh: Reuters)

Đột nhập Trung tâm huấn luyện nữ binh Afghanistan ảnh 2

Thiếu úy Cobra Tanha, một binh sĩ chuyên nghiệp 28 tuổi cho biết, các nữ tân binh tốt nghiệp từ học viện quân sự Kabul sẽ phục vụ nhiệm vụ phi chiến đấu bao gồm: quản lý hành chính, nguồn nhân lực, hậu cần, phát thanh hoặc thông tin tình báo. Tuy nhiên, một số tân binh nữ có thể gia nhập lực lượng đặc biệt Afghanistan thực hiện nhiệm vụ như: đột kích ban đêm để truy tìm nghi can khủng bố. Trong ảnh: Zamina, 21 tuổi - một nữ binh sĩ đang thực hành bắn súng (Ảnh: Reuters).

Đột nhập Trung tâm huấn luyện nữ binh Afghanistan ảnh 3

Các tân binh cho biết họ cảm thấy tự hào khi tham gia bảo vệ quê hương đang bị phá hoại bởi cuộc nổi dậy của lực lượng phiến quân Taliban và các nhóm phiến quân khác tìm cách lật đổ chính quyền được phương Tây hậu thuẫn. Trong ảnh: Nữ binh sĩ Fatima Rezai, 21 tuổi đang luyện võ (Ảnh: Reuters)

Đột nhập Trung tâm huấn luyện nữ binh Afghanistan ảnh 4

Sakina Jafari, 21 tuổi, cho biết: “Tôi quyết định gia nhập quân đội để bảo vệ nhân dân và quê hương của chúng tôi”. Nữ tân binh tin rằng sự phục vụ tổ quốc của cô sẽ là một tấm gương: “Điều này khuyến khích các cô gái khác tham gia quân đội”. Trong ảnh: Các nữ tân binh Afghanistan đang luyện tập bắn súng (Ảnh: Reuters)

Đột nhập Trung tâm huấn luyện nữ binh Afghanistan ảnh 5

Mỹ hiện có khoảng 7.000 binh sĩ ở Afghanistan thuộc một phần lực lực lượng NATO thực hiện nhiệm giúp tư vấn và đào tạo quân đội Afghanistan đã chi ngân sách lên đến 93,5 triệu USD năm 2016 để cố gắng tăng cường số lượng phụ nữ gia nhập hàng ngũ quân đội. Trong ảnh: Các nữ tân binh trong lớp học về kỹ chiến thuật chiến đấu (Ảnh: Reuters)

Đột nhập Trung tâm huấn luyện nữ binh Afghanistan ảnh 6

Phụ nữ làm việc trong các khu vực công thường gây ra tranh cãi ở Afghanistan. Năm ngoái, có gần 60% người Afghanistan tham gia một cuộc khảo sát được Tổ chức Á châu (Asia Foundation) cho biết họ không chấp nhận cho phụ nữ tham gia quân đội hoặc cảnh sát. Trong ảnh: Các nữ tân binh Afghanistan nghỉ ngơi sau giờ huấn luyện (Ảnh: Reuters)

Đột nhập Trung tâm huấn luyện nữ binh Afghanistan ảnh 7

Các huấn luyện viên NATO đã phát hiện ra nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ rời bỏ lực lượng an ninh: “Sự phản đối từ thân nhân nam trong gia đình/dòng tộc, thường xuyên xung đột, có vấn đề với đồng nghiệp nam, lương thấp, nghĩa vụ gia đình, thiếu sự động viên và đào tạo”. Trong ảnh: Thiếu úy Syan, 24 tuổi đang làm việc trong phòng thông tin Bộ Quốc phòng Afghanistan (Ảnh: Reuters)

Đột nhập Trung tâm huấn luyện nữ binh Afghanistan ảnh 8

Những khó khăn đó được Benafsha Sarwari, một huấn luyện viên xác nhận. Cô khẳng định dù khó khăn vẫn tiếp tục phục vụ quân đội. “Tôi đã trải qua nhiều khó khăn. Chúng tôi sống trong một xã hội hầu hết mọi người đều không hài lòng khi phụ nữ làm việc ở bên ngoài gia đình. Nhưng chúng tôi sẽ không nản lòng. Chúng tôi quyết tâm vượt qua mọi thử thách và hoàn thành nhiệm vụ”, cô chia sẻ. Trong ảnh: Các nữ tân binh Afghanistan đánh bóng chuyền rèn luyện sức khỏe (Ảnh: Reuters)

Theo Theo Công An Nhân Dân
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.