Nguyệt thực nửa tối diễn ra khi Mặt trăng đi vào vùng nửa tối (penumbra) tạo ra bởi Trái đất, còn nguyệt thực toàn phần hay một phần xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối (umbra) của Trái đất.
Khác với nguyệt thực toàn phần hay một phần, bề mặt của Mặt trăng sẽ tối sẫm toàn bộ hay một phần.
Lần diễn ra nguyệt thực nửa tối này, Việt Nam nằm trong vùng quan sát được trọn vẹn hiện tượng. Dù không ấn tượng như các lần nguyệt thực toàn phần hay một phần, đây cũng là dịp quan sát đáng chú ý cho những ai yêu thích thiên văn.
Thời gian diễn ra nguyệt thực nửa tối (theo giờ VN, ngày 28-11):
- Mặt trăng bắt đầu đi vào vùng bóng mờ 19g14: lúc này nếu để ý kỹ sẽ thấy một phần của trăng bắt đầu mờ dần. Bắt đầu nguyệt thực nửa tối.
- Trăng vào vùng bóng mờ nhiều nhất vào lúc 21g34: nguyệt thực nửa tối đạt cực đại.
- Trăng hoàn toàn ra khỏi vùng nửa tối vào lúc 23g51: kết thúc nguyệt thực, trăng lại sáng vằng vặc.
TUẤN DUY (CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM)
Theo Tuổi Trẻ