Pháp:
Đơn kiện thuốc ngừa thai thế hệ mới tại tăng vọt
Đã có đến 15 đơn kiện loại thuốc ngừa thai thế hệ mới tại Pháp gây ra biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe người dùng . Ảnh: Reuters
Thông tin về tác hại của loại thuốc ngừa thai nói trên xuất hiện từ cuối tháng 12-2012 khi Tòa án Cấp cao Paris (Pháp), quyết định thụ lý vụ kiện hãng dược Bayer (Đức) của cô Marion Larat, 25 tuổi, theo tờ Le Figaro.
Không tự ý mua thuốc ngừa thai Theo thạc sĩ Trần Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm bộ môn Dược lý ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, thuốc ngừa thai thế hệ thứ 3 rất phổ biến ở VN và có thể được mua khá dễ dàng tại các nhà thuốc. Theo thạc sĩ Hằng, bệnh nhân không nên tự mua thuốc ngừa thai mà cần được bác sĩ thăm khám để xem có thuộc nhóm bị chống chỉ định hay không (cao huyết áp, bệnh gan, hút thuốc...). |
Giữa tháng 12, cô Larat đệ đơn cáo buộc thuốc ngừa thai thế hệ thứ ba có tên thương mại Meliane của Bayer là nguyên nhân khiến cô đột quỵ năm 2006, dẫn đến hậu quả cô bị liệt nửa người và giảm khả năng phát âm.
Cô là trường hợp đầu tiên đưa vấn đề này ra pháp luật.
14 lá đơn tiếp theo được nộp cho tòa án vào hôm 24-1, cáo buộc thuốc ngừa thai thế hệ thứ ba và tư tội “ngộ sát” và “gây tổn hại cho cơ thể người một cách vô ý”.
Nhóm phụ nữ nộp 14 đơn kiện nói trên cho biết, họ là nạn nhân của loại thuốc ngừa thai thế hệ thứ ba, thứ tư và cả Diane 35 - một loại thuốc trị mụn thường được dùng như thuốc ngừa thai.
Được biết, Ủy ban Bồi thường Y tế Bordeaux đã chính thức xác nhận thuốc ngừa thai thế hệ thứ 3 và thứ 4 có liên quan đến đột quỵ.
Ông Philippe Courtois, luật sư của cô Marion Larat, cho biết, ít nhất 30 người, cùng là nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân của những loại thuốc ngừa thai thế hệ mới, đang chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện các hãng Bayer, Schering, Merck và Pfizer.
Tại Canada, Úc, Thụy Sĩ, Đức và Mỹ, hàng ngàn đơn kiện và khiếu nại liên quan đến nhóm dược phẩm này đang được cơ quan chức năng thụ lý.
Riêng tại Mỹ, hiện có 13.500 đơn kiện thuốc ngừa thai YAZ, cũng của hãng Bayer vì gây biến chứng.
Các loại thuốc ngừa thai thế hệ mới hiện lưu hành tại Pháp - Thế hệ thứ 3: Cycleane (hãng Schering), Desobel (Effik), Mercilon (Msd), Varnoline (Msd), Mirlette (Organon), Harmonet (Pfizer), Carlin (Effik), Minesse (Pfizer), Edenel (Mylan), Minulet (Pfizer), Triminulet (Pfizer), Meliane (Bayer), Efezial (Mylan), Melodia (Bayer), Optinesse (Codepharma), Moneva (Bayer), Phaeva (Bayer), Cilest (Janssen Cilag), Tricilest (Janssen Cilag), Effiprev (Effik), Triafemi (Effik). - Thế hệ thứ 4: Jasmine, Jasminelle, Yaz đều do hãng Bayer sản xuất. Kiện nhà sản xuất vì uống thuốc ngừa thai vẫn… có thai Vụ kiện hi hữu giữa bà Q. (ngụ Đồng Nai) và Công ty TNHH liên doanh STADA Việt Nam theo lịch được đưa ra xét xử vào hôm qua (24.1) nhưng đã bị hoãn lại. Vụ việc phát sinh khi chị Q., nguyên đơn trong vụ kiện dân sự cho biết, vào ngày 6.3.2012, chị có quan hệ với chồng. Sau đó, ngày 7.3 chị đã sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp Mifestad 10 của Công ty TNHH liên doanh STADA Việt Nam. Đến ngày 30.3.2012, chị phát hiện có thai. Theo tư vấn của bác sĩ, vợ chồng chị Q. phải phá thai do đã lỡ uống thuốc ngừa vì có khả năng thai nhi bị dị tật. Chị Q. nhiều lần liên hệ với Công ty STADA Việt Nam yêu cầu đơn vị này bồi thường nhưng bất thành. Chị Q. đã khởi kiện Công ty STADA Việt Nam ra TAND H.Hóc Môn (TP.HCM) yêu cầu công ty này có trách nhiệm bồi thường tổn thất vật chất và tinh thần với tổng số tiền trên 178 triệu đồng. Tại bản án sơ thẩm được TAND H.Hóc Môn tuyên ngày 13.9.2012, tòa bác yêu cầu khởi kiện của chị Q. Không đồng tình với kết quả vụ việc, chị Q. tiếp tục khiếu kiện cấp phúc thẩm tại TAND TP.HCM. Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm đã được dời lại. |
Theo Hoàng Uy - Vy Anh
Thanh Niên