Đờn ca tài tử trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Đờn ca tài tử trở thành di sản văn hóa phi vật thể
TP - Ngày 5/12, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) quyết định đưa đờn ca tài tử Nam bộ vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của tổ chức này.

> Điểm hẹn đờn ca tài tử đầu tiên tại Hà Nội
> Nhạc hội đờn ca tài tử lần đầu tiên

Quyết định được đưa ra trong khuôn khổ cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO, tại Azerbaijan từ ngày 2 đến 7/12.

Đờn ca tài tử trở thành di sản văn hóa phi vật thể ảnh 1

Theo các chuyên gia, đờn ca tài tử có nguồn gốc từ ca Huế, hình thành từ cuối thế kỷ 19, nhưng do ảnh hưởng bởi cách sống hào phóng, dân dã của vùng đất phương Nam nên đã có nhiều thay đổi.

Đờn ca tài tử phát triển mạnh vào đầu thế kỷ 20 với việc hình thành các nhóm ca, định hình đờn ca tài tử với nhiều kỹ thuật đa dạng. Năm 1910, đờn ca tài tử lần đầu xuất hiện ở nước ngoài (Pháp). Đờn ca tài tử là tiền đề cho sự xuất hiện bộ môn nghệ thuật cải lương.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.