Đổi mới thi tốt nghiệp THPT 2025: Học sinh 'choáng' bởi ngữ liệu mới trong đề thi

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đề thi môn Ngữ văn trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ là năm đầu tiên không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa. Đây cũng là năm đầu tiên chấm dứt được tình trạng đồn đoán đề thi. Tuy nhiên, nhiều giáo viên cho rằng, ngữ liệu mới lạ, khó sẽ khiến học sinh choáng ngợp, thậm chí hiểu sai đề.

Những năm trước, cứ sát kỳ thi lại tái diễn cảnh dự đoán đề thi môn Ngữ văn. Thực tế, có năm cũng có thí sinh trúng tủ nhưng cũng có nhiều em học tủ và bị “tủ đè”. Năm nào, Bộ GD&ĐT cũng bị chất vấn vấn đề liệu có chuyện rò rỉ, lộ lọt thông tin về đề thi?

Giải thích vấn đề này, đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định, không có chuyện lộ lọt thông tin đề thi, tuy nhiên với việc đề thi ra trong sách giáo khoa, gói gọn trong một số tác phẩm, khó tránh khỏi chuyện đồn đoán. Thí sinh có thể loại trừ nội dung đã thi những năm trước để dự đoán đề thi. Tuy nhiên, các trích đoạn, lệnh hỏi bao giờ cũng khác nhau.

Theo Bộ GD&ĐT, với việc đổi mới phương án thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, kỳ thi tốt nghiệp năm nay, đề thi Ngữ văn không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa. Điều này sẽ chấm dứt hoàn toàn việc đồn đoán đề, tuy nhiên cũng sẽ là thách thức không nhỏ đối với học sinh. Nhất là lứa học sinh dự thi năm nay, chỉ có 3 năm THPT học theo chương trình mới, còn tiểu học, THCS vẫn học theo chương trình GDPT 2006.

Đổi mới thi tốt nghiệp THPT 2025: Học sinh 'choáng' bởi ngữ liệu mới trong đề thi ảnh 1

Năm 2025 là năm đầu tiên, đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT không dùng ngữ liệu trong sách giáo khoa, chấm dứt được tình trạng đồn đoán đề thi.

Tháng 10/2024, Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa môn Ngữ văn đã không còn bóng dáng của ngữ liệu trong sách giáo khoa. Cụ thể, đề vẫn có cấu trúc 2 phần là Đọc hiểu (4 điểm) và Viết (6 điểm). Trong đó, ở phần I, đề cho đoạn trích trong tác phẩm thơ khá dài với 5 câu hỏi nâng dần độ khó yêu cầu thí sinh trả lời.

Ở phần Viết 6 điểm được chia làm 2 câu viết đoạn văn nghị luận và bài văn nghị luận về 2 nội dung khác nhau. Câu chiếm 4 điểm đưa ra một vấn đề vừa mới mẻ vừa thời sự đó là: “Nhiều người hào hứng đón nhận lợi ích của trí tuệ nhân tạo nhưng không ít người lo lắng về sự phụ thuộc của con người vào đó”. Từ đó, yêu cầu thí sinh viết bài văn nghị luận.

Học sinh choáng ngợp, viết ngô nghê

Sau nhiều ý kiến về vấn nạn văn mẫu, học sinh học và thi như vẹt vì chỉ cần đọc - chép thì đổi mới đề thi Ngữ văn được nhiều người kỳ vọng sẽ thay đổi cách học, viết văn của các thế hệ học sinh.

Một số học sinh lớp 12 năm nay cũng chia sẻ sự thích thú khi được viết văn một cách sáng tạo, ngữ liệu mới mẻ, có thể gắn liền với các vấn đề thời sự mới nóng của xã hội thay vì đi theo lối mòn của các tác phẩm trong sách giáo khoa. Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, đổi mới đề thi Ngữ văn năm đầu tiên khiến học sinh gặp khó khăn, thách thức không nhỏ.

Em Hạnh An, học sinh lớp 12, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), thành viên đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn của Hà Nội năm nay cho rằng, em được thầy cô giáo ôn luyện nhiều nên dần dần đã hình thành kỹ năng đọc hiểu, phân tích các đoạn trích, tác phẩm mới. Tuy nhiên, ngữ liệu ngoài sách giáo khoa vô cùng rộng lớn, đọc hoài, đọc mãi không cạn nên học sinh luôn phải ở tâm thế có thể tiếp nhận một tác phẩm lần đầu được biết. Do đó, theo nữ sinh này, với số đông, việc phân tích ngữ liệu hoàn toàn mới sẽ là một thách thức.

An kể, có lần em tham gia một kỳ thi học sinh giỏi và cũng có phút bối rối khi phải dành rất nhiều thời gian để đọc và thẩm thấu đề. “Với một bài Ngữ văn hay, người viết phải chú ý, đi sâu vào chi tiết và điều đó mới ăn điểm cũng như phân hóa thí sinh. Tuy nhiên, để làm được như vậy đòi hỏi phải có thời gian để thí sinh hiểu và cảm nhận. Với ngữ liệu hoàn toàn mới, lại trói buộc trong giới hạn thời gian làm bài thi, việc cảm thụ bắt buộc phải trở thành kỹ năng chứ không phải cảm xúc”, Hạnh An nói.

Cô Nguyễn Thị Thu Hà, Trường THPT Tử Đà (Phú Thọ) cho biết, với lứa học sinh dự thi tốt nghiệp năm nay, ngay từ lớp 10 đã được giáo viên dạy theo chương trình mới, rèn kỹ năng tiếp cận văn bản, phân tích, bình luận. Đến thời điểm này, học sinh đã dần quen với định dạng đề thi mới tuy nhiên, vẫn còn những thách thức. Ngoài học sinh có năng lực tốt, có thể nắm bắt nội dung nhanh nhạy còn có một số học sinh gặp khó khăn. Thậm chí, cũng có một số em hiểu sai dẫn đến viết sai, viết ngô nghê.

Tương tự, thầy Nguyễn Xuân Hảo, giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cũng phân tích, học sinh thi tốt nghiệp năm nay chỉ có 3 năm THPT học theo chương trình mới với yêu cầu rèn kỹ năng, hình thành năng lực mới. Trong khi đó, các em có cả quá trình dài, 5 năm bậc tiểu học, 4 năm bậc THCS học và làm văn lệ thuộc văn mẫu, bám sát các tác phẩm trong sách giáo khoa.

Trước đây, học sinh chỉ cần chăm chỉ nghe giảng, thậm chí đọc thuộc nội dung cốt lõi, tư tưởng, bài phân tích của thầy cô giáo và khi dự thi chép lại nội dung đã “có điểm” thì nay các em chỉ có kỹ năng làm vốn. Giáo viên dạy cho học sinh phương pháp, kỹ năng của từng thể loại thay vì phân tích sâu, kỹ từng ngóc ngách của tác phẩm như trước đây.

“Do đó, khi gặp ngữ liệu mới, khó nhiều em vẫn choáng ngợp, không hiểu sâu để phân tích sâu sắc các khía cạnh của vấn đề”, thầy Hảo nói.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Ngô thời Nhiệm

Kết quả kỳ thi cho biết mức độ khó dễ của kì thi. Nếu khó không có đến 99 % thí sinh là đỗ.

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Thiếu quê hương?

Thiếu quê hương?

TP - Có lẽ chưa khi nào chúng ta nói nhiều, nghĩ nhiều về quê hương đến thế. Khi công cuộc sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính đang diễn ra vô cùng khẩn trương. Trong cuộc đổi dời kì vĩ ấy, sẽ có vô vàn những cuộc chia tay. Chia tay với những tên tỉnh tên huyện tên làng xã đã bao đời thấm đẫm thương yêu như máu thịt. Chia tay những tháng năm “một cõi bên trời” để “ta về với người”...
Thúc đẩy tăng trưởng

Thúc đẩy tăng trưởng

TP - Thúc đẩy quyết liệt giải ngân đầu tư công, bơm vốn ra nền kinh tế… là những nhiệm vụ được Chính phủ nêu rõ và quyết liệt yêu cầu các bộ ngành, địa phương triển khai để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Sống với lằn ranh

Sống với lằn ranh

TP - Chưa bao giờ thế giới bội thực thông tin đến vậy. Đủ thứ điểm nóng, sự kiện, nhân vật, câu chuyện, chính sách, bước ngoặt... đầy kịch tính và bất ngờ. Không chỉ báo chí truyền thông, mà mọi nền tảng mạng xã hội dù đã bung ra hết cỡ nhưng có vẻ cũng không đeo bám hết được các loại trend ồ ạt xuất hiện mỗi ngày.
Nhập tỉnh

Nhập tỉnh

TP - Nhìn vào lịch sử nước Việt dày đặc những cuộc di dân, dời đô, đổi quốc hiệu cho tới tách/nhập các đạo, lộ, phủ, châu, tổng, trấn, cho tới hương xã, thôn ốc... Phù hợp với đòi hỏi lịch sử của mỗi thời kỳ, đầy hợp lý và uyển chuyển, để có được một đất nước toàn vẹn như ngày nay.
Xếp hàng thời AI

Xếp hàng thời AI

TP - Hà Nội giữa ngày mưa phùn, gió rét căm căm, từng đoàn người bỏ việc đổ xô đi xếp hàng xin đổi giấy phép lái xe (GPLX).
Không học thêm cũng tốt đẹp...

Không học thêm cũng tốt đẹp...

TP - Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, đọc kỹ thấy có sự đổi mới về hai chữ “tiền” và “quyền”. Cụ thể, nếu thông tư cũ số 17/2012/TT-BGDĐT năm 2012 cho phép thu tiền đối với dạy thêm trong nhà trường, thì thông tư mới này “cấm” thu tiền đối với dạy thêm trong trường. Đồng thời thu hẹp “quyền” của giáo viên, đó là không được ra ngoài dạy thêm học sinh chính khóa của mình, cũng không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài trường.
Còn đó nỗi lo

Còn đó nỗi lo

TP - Năm nay, giáo viên từ vùng khó đến vùng thuận lợi có thể hưởng trọn vẹn một cái Tết không ngậm ngùi. Bởi những chính sách dành cho nhà giáo ngày càng đảm bảo giáo viên có thể sống được bằng nghề.
Trọng dụng người tài

Trọng dụng người tài

TP - Trong sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện nay, các quốc gia trên thế giới ngày càng cạnh tranh quyết liệt trong thu hút và trọng dụng nhân tài. Không một quốc gia nào trở nên hùng cường mà không thu hút và trọng dụng nhân tài.