Doanh số giảm, thị trường xe máy VN vẫn lớn thứ 4 thế giới

Doanh số giảm, thị trường xe máy VN vẫn lớn thứ 4 thế giới
TPO - Năm 2019, dù có sự sụt giảm nhẹ về doanh số nhưng thị trường xe máy Việt Nam vẫn tiếp tục là thị trường lớn thứ 4 thế giới, sau Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia.

Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), riêng trong quý IV năm 2019, các thành viên VAMM đã tiêu thụ hơn 920.074 xe máy các loại. Cộng dồn từ đầu năm 2019, VAMM đã bán ra tổng cộng 3,254 triệu xe máy tại thị trường Việt Nam.

Tổng lượng xe máy của các thành viên VAMM giảm nhẹ khoảng 3,87% so với cùng kỳ năm 2018. Tính trung bình, mỗi ngày có gần 9.000 xe được bán ra tại thị trường Việt Nam. Trước đó đã có thời điểm thị trường Việt Nam tiêu thụ trên 4 triệu xe (năm 2011 là 4,4 triệu chiếc). Mặc dù có sụt giảm nhẹ về doanh số nhưng thị trường xe máy Việt Nam vẫn tiếp tục là thị trường lớn thứ 4 thế giới, sau Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia.

VAMM không công bố thị phần, tuy nhiên, Honda Việt Nam được cho chiếm thị phần áp đảo trên thị trường (trên 70%). Số ít còn lại thuộc về các thương hiệu nhỏ khác.

Hiện tại VAMM bao gồm 5 đơn vị thành viên gồm Honda (có 29 sản phẩm), Piaggio (12 sản phẩm), Suzuki (14 sản phẩm), SYM có (19 sản phẩm) và Yamaha có (17 sản phẩm).

Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, năm 2019, Việt Nam đã chi 847,7 triệu USD để nhập khẩu xe máy và linh kiện, phụ tùng.

MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.