Doanh nghiệp phải là trung tâm trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Doanh nghiệp phải đóng vai trò phát triển kinh tế
Doanh nghiệp phải đóng vai trò phát triển kinh tế
Tại Diễn đàn “Vai trò doanh nghiệp trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” tổ chức tại TPHCM, các chuyên gia cho biết doanh nghiệp phải đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển kinh tế.

Theo TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),  vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được coi là “đầu tàu”, có vai trò dẫn dắt trong phát triển kinh tế cả nước.

Trong 10 năm qua, mức tăng trưởng kinh tế của vùng luôn giữ mức ổn định và cao hơn 1,5 lần so với bình quân chung của cả nước. Đây được xem là vùng kinh tế động lực, hội tụ những lợi thế nổi trội cho phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2018 của vùng đạt 11,31%/năm, gấp 1,7 lần mức tăng bình quân cả nước.

Doanh nghiệp phải là trung tâm trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ảnh 1 TPHCM có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế cả nước

Năm 2018, GRDP của toàn vùng đạt khoảng 2,517 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,42% GDP của cả nước và chiếm 50,9% GRDP của 4 vùng kinh tế trọng điểm, chiếm 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước, tổng thu ngân sách nhà nước của Vùng chiếm 42,6% tổng số thu ngân sách nhà nước của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 của Vùng đạt khoảng 5.474 USD, gấp hơn 2 lần trung bình cả nước.

“Đây cũng là trung tâm thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước với hơn 15.000 dự án FDI còn hiệu lực, có 140 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động... Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã và đang phát huy lợi thế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành lân cận trong vùng” – ông Vũ Tiến Lộc cho biết.

Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cũng lưu ý, tăng trưởng kinh tế của vùng đang có xu hướng chậm lại, vẫn còn những điểm nghẽn cản trở liên kết vùng và đặc biệt, ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Lý do là những lợi thế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa được phát huy đầy đủ nhằm tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng.

Cụ thể, kết cấu hạ tầng chưa tương xứng, kết nối chưa đồng bộ. Chất lượng phát triển đô thị còn thấp, nhiều khu vực còn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chưa bảo đảm hết nhu cầu an sinh xã hội. Phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu đề ra.

Doanh nghiệp phải là trung tâm trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ảnh 2 Doanh nghiệp ứng dụng 4.0 trong sản xuất.

“Đặc biệt, cơ chế, chính sách phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn chưa hoàn thiện, thiếu đột phá. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong vùng còn mang tính tự phát, hình thức, chương trình phối hợp phát triển kinh tế còn mang tính cục bộ, chưa phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh của vùng.

Ngoài ra, còn phải kể đến sự hạn chế nội tại về năng lực tài chính, quản trị của doanh nghiệp khiến cho doanh nghiệp chưa có điều kiện để kết nối chặt chẽ hơn. “Chính vì vậy, để phát huy hơn nữa tiềm năng của vùng, hơn ai hết doanh nghiệp phải là trung tâm trong phát triển kinh tế” – TS Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Khẳng định vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế vùng, ông Nguyễn Hồng Long, Phó ban chuyên trách Ban Chỉ đạo Đổi mới &Phát triển doanh nghiệp nhấn mạnh: “Thủ tướng đã chỉ đạo trong thời gian tới chung ta cần phát huy nội lực, giải phóng các nguồn lực tiềm năng trong xã hội trên cơ sở thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ mới, phát triển kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo lấy doanh nghiệp làm trung tâm động lực, phát triển”.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.