Doanh nghiệp có thêm “trợ lực” từ phía ngân hàng

Doanh nghiệp có thêm “trợ lực” từ phía ngân hàng
Tiện lợi, mọi lúc mọi nơi, an toàn bảo mật, dễ dàng quản lý dòng tiền…, ngân hàng điện tử ngày càng trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp, đồng thời là thước đo cho sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng, đối tác.

Ngân hàng trong cách mạng 4.0

Trước kia, một trong những yếu tố để đo uy tín thương hiệu của ngân hàng là số lượng khách hàng giao dịch tại quầy. Ngân hàng càng uy tín thì số khách hàng tại quầy càng nhiều. Thâm chí, có những người còn gom rất nhiều thủ tục để ra ngân hàng “một công năm, bảy việc”. Thế nhưng, khi có sự vào cuộc của công nghệ với sự xuất hiện của ngân hàng điện tử thì thước đo này dường như không còn chính xác.

Vài năm trở lại đây, các ngân hàng chú trọng đầu tư xây dựng ngân hàng điện tử như một dịch vụ chủ lực dành cho mọi đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Đây là xu thế được giới chuyên gia kinh tế đánh giá cao bởi thanh toán điện tử là xu hướng chung của thế giới, tất nhiên Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Bên cạnh đó, giao dịch điện tử còn thể hiện sự chuyên nghiệp của các doanh nghiệp với khách hàng. 

Nâng tầm dịch vụ tới khách hàng

Bà Trần Thanh Hà, kế toán trưởng Công ty TNHH SB cho hay: “Trước kia cứ tới cuối tháng khi phải làm thủ tục trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên, kế toán chúng tôi đều phải túc trực cả ngày ngoài ngân hàng. Nhưng giờ đây khi đã có thể giao dịch online, các thủ tục đều được tiến hành rất nhanh chóng chỉ mất vài phút giao dịch”.

Còn với doanh nghiệp của ông Lê Văn Long, giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả thì ngân hàng điện tử được coi như “trợ thủ đắc lực” trong quản lý tài chính, giúp doanh nghiệp giao dịch nhanh chóng với khách hàng. “Trong kinh doanh, vấn đề thời gian phải đặt lên hàng đầu, chỉ chậm một chút là doanh nghiệp cũng có thể để mất cơ hội” – ông Long chia sẻ.

Thân thiện với người dùng, tiện lợi, an toàn, tiết giảm thời gian, chi phí…, ngân hàng điện tử đã thực sự thu hút sự chú ý của khách hàng ngày một nhiều hơn. Chỉ tính tới cuối năm 2018, tỷ lệ doanh nghiệp Việt sử dụng ngân hàng điện tử đã tăng từ 21% vào năm 2015 lên 80% cho thấy ưu thế vượt trội của ngân hàng điện tử. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên chóng mặt nhờ sự vào cuộc tích cực của các ngân hàng. Điều này cũng phù hợp với chủ trương không dùng tiền mặt của chính phủ.

SeANet phiên bản mới dành cho Khách hàng tổ chức

Không chỉ dừng ở việc cung cấp một “trợ thủ đắc lực”, một số ngân hàng gần đây còn nâng cấp, bổ sung thêm các tính năng mới đáp ứng tối đa nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời mang tới cho khách hàng thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Ví dụ như SeABank mới đây đã nâng cấp dịch vụ ngân hàng điện tử (SeANet) theo hướng bổ sung thêm 30 tính năng vượt trội hỗ trợ mạnh mẽ việc quản trị giao dịch của doanh nghiệp, đồng thời tinh giảm một số tính năng ít được sử dụng do chưa phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Một lãnh đạo của SeABank cho biết, SeANet giúp khách hàng tận hưởng sự tiện lợi tối đa khi có thể truy cập hệ thống, thực hiện các thao tác quản lý tài khoản, chuyển khoản, đặt tiền gửi 24/24 cho dù đang ở bất cứ đâu. Mỗi thao tác trên hệ thống chỉ cần 3s, tốc độ xử lý giao dịch nhanh gấp đôi so với tốc độ xử lý giao dịch của phiên bản cũ. Khả năng xử lý lô giao dịch lớn, lên tới 3.000 giao dịch/lô. 

Doanh nghiệp có thêm “trợ lực” từ phía ngân hàng ảnh 1
 

Mặt khác, SeANet còn giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và kiểm soát dễ dàng các giao dịch tài khoản với độ bảo mật cao cùng các dịch vụ thông báo biến động qua SMS và email. Một tin vui cho doanh nghiệp được vị lãnh đạo này cung cấp thêm đó là SeABank còn áp dụng chính sách miễn phí chuyển tiền trên SeANet khi khách hàng dùng gói tài khoản Business Combo Account.

Rõ ràng, trong bối cảnh thanh toán online trở thành xu thế tất yếu của xã hội thì sự ra đời của ngân hàng điện tử với những tính năng ưu việt chính là “trợ thủ đắc lực” giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý dòng tiền một cách an toàn và hiệu quả.

MỚI - NÓNG