Độ 'quái' của tuyển Pháp thách thức Argentina

0:00 / 0:00
0:00
TP - Tuyển Pháp không kiểm soát bóng nhiều. Họ chơi có lúc tưởng như “chẳng có bài vở gì”. Tuy nhiên, thực chất trong lối đánh có phần nghi binh, đội bóng áo lam là bậc thầy trong việc bắt đối phương phải chơi theo cách của mình!

Đề cao giải quyết tình huống

Từ đầu giải, tuyển Pháp cầm bóng không trận nào vượt trội. Họ chơi có phần rình rập theo thế thủ. Tuy nhiên, con số thống kê chỉ ra rằng, đội bóng áo lam nhỉnh hơn tất cả các đội họ gặp về những cú dứt điểm trúng đích. Nó khác hẳn với tỷ lệ cầm bóng như “đè ngửa” đối phương ra làm thịt kiểu Tây Ban Nha. Và nếu chỉ nhìn những con số thống kê đẹp mắt kiểu hơn nghìn đường chuyền một trận, đa phần cầu thủ chạy trên 11km thì tuyển Pháp là “học trò” của đội bóng xứ đấu Bò.

Độ 'quái' của tuyển Pháp thách thức Argentina ảnh 1

Lối chơi rình rập, đa dạng của tuyển Pháp khiến các đối thủ không thể chơi bóng theo tính toán ảnh: AFP

Nhưng tuyển Pháp lại biết cách tăng tốc và tạo ra khác biệt với đối thủ. Thường thì họ để đối phương có nhiều không gian chơi bóng, song mỗi khi thời cơ đến, những chân chạy mang đầy đủ tố chất điền kinh như Mbappe, Dembele, Jules Kunde hay Theo Hernandez, thậm chí cả Antoine Griezmann sẵn sàng xâm nhập vòng cấm kết thúc cuộc chơi.

Trên băng ghế dự bị, HLV Didier Deschamps cũng đủ những quân bài tốc độ cao không kém những người đá chính là Kingsley Coman, Marcus Thuram, Parvard, Kolo Muani sẵn sàng xung trận bất cứ lúc nào.

Việc sở hữu nhiều cầu thủ chạy nước rút tốt là cơ sở để Deschamps tự tin áp dụng lối chơi phòng thủ - phản công chủ động, không vội vàng.

Kiểu đá của tuyển Pháp là chuỗi tư duy tính toán, có nhịp độ, lúc nhanh lúc chậm khó lường chứ không đơn thuần là chơi theo một cách nhất định.

Trước từng đối thủ, Deschamps lại có những phương án tính toán khác nhau. Khi đối đầu với Australia, Pháp chơi kiểm soát bóng toàn diện, pressing đối thủ ngay bên phần sân đối phương. Bốn bàn thắng mà họ ghi được minh chứng cho cách thức “bóp nghẹt” đối thủ có trình độ yếu hơn hẳn.

Công thức chiến thắng này được họ lặp lại khi gặp Đan Mạch (thắng 2-1) ở vòng bảng và gặp Ba Lan (thắng 3-1) vòng 1/8.

Đến trận tứ kết với tuyển Anh, Deschamps lại biến hoá tuyển Pháp thành hai phiên bản khác nhau. Hiệp 1, họ dâng lên kiểm soát bóng, áp đảo toàn diện. Hiệp 2, khi đã có tỷ số, đội bóng áo lam lại lùi sâu rình rập, nhường trung tuyến cho đối thủ rồi thi thoảng tăng tốc khiến đối phương bở hơi tai.

Nhìn thế trận trong cuộc đọ sức Anh - Pháp, nhiều người đều nhận ra sự chủ động trong cách chơi của thầy trò HLV Deschamps. Họ lùi sâu nhưng không bị động. Ít kiểm soát bóng nhưng cực kỳ linh hoạt trong các tình huống.

Bán kết gặp Morocco, tuyển Pháp lại “dắt mũi” đối thủ thêm lần nữa. Họ bắt Morocco phải làm việc họ chưa từng làm ở World Cup lần này: Đẩy cao đội hình tấn công!

Bàn thắng sớm của Theo Hernandez càng giúp Deschamps và các học trò tự tin đưa Morocco vào bẫy. Họ chơi như ru ngủ nhưng chắc chắn vô cùng. Lúc nào cần nhanh họ nhanh, lúc nào cần chậm họ chậm. Lúc Morocco vội vàng thì họ bình tĩnh. Khi Morocco nóng ruột, cả đội hình tuyển Pháp lại... thờ ơ coi như chẳng có chuyện gì.

Chính lối chơi chủ động, trên trình độ toàn diện của Pháp đã đẩy đội bóng châu Phi vào bế tắc. Họ có vài pha hãm thành gây tiếng ồ nhưng không có phương án tấn công cụ thể.

Một chút lo lắng nơi hàng thủ

Sự già dơ có phần tinh quái của tuyển Pháp chính là cơn đau đầu của HLV Scaloni bên phía Argentina. Tham vọng của đại biểu Nam Mỹ sẽ phải đối mặt thử thách cực đại mang tên Deschamps. Điều đáng lo ngại với tuyển Pháp hiện nay chỉ là sự ăn ý giữa các trung vệ. Raphael Varane đá với Upamecano trận nào cũng thủng lưới. Konate thay thế tuy có phần quyết liệt nhưng vẫn không đảm bảo được sự chắc chắn lí tưởng. Trận gặp Morocco là lần đầu tiên tuyển Pháp trắng lưới. Nhưng điều đó đến từ các mũi công kém sắc bén của Morocco hơn là sự chắc chắn của hàng thủ áo lam.

Argentina là đối thủ kiểu khác, rất nhiều tiểu xảo và lì đòn. Họ xứng đáng vào chung kết và trong tay còn có Lionel Messi đang sở hữu phong độ hoàn hảo. Cho nên, bài toán tổng thể của HLV Deschamps có lẽ sẽ phải thay đổi khác đi, chứ không thể “chủ động dắt mũi” đối phương như các trận đấu đã qua.

Kiểu đá của tuyển Pháp là chuỗi tư duy tính toán, có nhịp độ, lúc nhanh lúc chậm khó lường chứ không đơn thuần là chơi theo một cách nhất định.

MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.