DLG hoàn tất thương vụ chuyển nhượng Mass Noble (Hồng Kông-Trung Quốc)

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 28/12, lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐLGL; mã chứng khoán: DLG) cho biết, vừa hoàn tất các thủ tục pháp lý, chuyển nhượng thành công một công ty thành viên tại Hồng Kông có nhà máy ở Trung Quốc.

Theo đó, DLG chuyển nhượng thành công toàn bộ phần vốn góp tại Công ty TNHH Mass Noble Investments Limited (gọi tắt Công ty Mass Noble) cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Alpha Seven trụ sở chính tại TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) với trị giá 255 tỷ đồng.

DLG hoàn tất thương vụ chuyển nhượng Mass Noble (Hồng Kông-Trung Quốc) ảnh 1

Trụ sở Tập đoàn Đức Long Gia Lai tại TP Pleiku.

Trước đó, vào tháng 5/2015, DLG “thâu tóm” Mass Noble thông qua hình thức hoán đổi cổ phiếu để trở thành Công ty mẹ của Mass Noble Investments Limited, nắm giữ đến 97,73% vốn điều lệ.

Mass Noble có trụ sở tại Road Town, quần đảo Virgin Islands thuộc Anh. Ngành nghề chính là sản xuất linh kiện điện tử, đây là nhà máy sản xuất quy mô lớn được xây dựng trên khuôn viên 50.000m2, nằm tại trung tâm TP. Đông Quảng, tỉnh Quảng Đông; sản xuất, gia công sản phẩm điện tử viễn thông công nghệ cao như: các loại đèn led cao cấp, màn hình LCD, thiết bị smarthome, đặc biệt là sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho phái nữ, thiết bị âm thanh… thị trường tiêu thụ chủ yếu tại châu Âu, Mỹ, Trung Quốc…

DLG hoàn tất thương vụ chuyển nhượng Mass Noble (Hồng Kông-Trung Quốc) ảnh 2

Lãnh đạo DLG tại Nhà máy Mass Noble, TP. Đông Quảng, tỉnh Quảng Đông

DLG hoàn tất thương vụ chuyển nhượng Mass Noble (Hồng Kông-Trung Quốc) ảnh 3

Lãnh đạo DLG và Tập đoàn Alpha Seven tại TP. Đông Quảng, tỉnh Quảng Đông.

Đại diện DLG chia sẻ, mục đích của việc chuyển nhượng này nằm trong lộ trình tái cấu trúc toàn diện của DLG, thông qua hình thức chuyển nhượng các dự án, tài sản không hiệu quả, nhằm giảm chi phí tài chính doanh nghiệp, tạo tiền đề để DLG phát triển nhanh và bền vững, đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 thông qua.

Toàn bộ số tiền thu được từ việc chuyển nhượng này được dùng để tất toán nợ tại Ngân hàng Sacombank và trả một phần tại Ngân hàng BIDV.

Hiện tại, DLG đã tất toán toàn bộ khoản nợ tại Sacombank với số tiền hơn 650 tỷ (bao gồm gốc và lãi). Đây là khoản vay từ nhiều năm qua tại Sacombank. Do vậy, Sacombank đã quyết định miễn giảm toàn bộ tiền lãi phát sinh và lãi quá hạn cho DLG với tổng số tiền lên tới 420 tỷ đồng.

Thặng dư từ việc chuyển nhượng vốn góp cùng với số tiền lãi được miễn, giảm sẽ được hoàn nhập dự phòng và ghi nhận lợi nhuận trong năm 2024, 2025 cho DLG.

Việc chuyển nhượng thành công nhà máy tại Trung Quốc, cùng với tất toán xong toàn bộ các khoản vay tại Sacombank, được xem là động thái tích cực của Hội đồng Quản trị DLG đã cam kết với cổ đông, nhà đầu tư trong quá trình tái cấu trúc toàn diện.

Dự kiến đến 31/12 năm nay: DLG trả trên 40% nợ quá hạn; đồng thời quyết tâm thu nợ trên 70% từ các đối tác, khách hàng (hoặc yêu cầu các đối tác phải có tài sản đảm bảo). Trong năm 2025, DLG sẽ thu hết số nợ còn lại từ các đối tác, khách hàng và trả sạch nợ còn lại tại Ngân hàng BIDV, vượt kế hoạch trả nợ 01 năm so với dự kiến.

MỚI - NÓNG
Lãnh đạo doanh nghiệp xuất trận cứu nguy cho cổ phiếu
Lãnh đạo doanh nghiệp xuất trận cứu nguy cho cổ phiếu
TPO - Khi cổ phiếu liên tục lao sàn, lãnh đạo Công ty CP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân, Công ty CP Gemadept, Công ty CP Nam Việt, Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng… đã chi hàng chục tỷ đồng mua vào cổ phiếu hoặc bị bán giải chấp hàng chục triệu cổ phiếu.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo doanh nghiệp xuất trận cứu nguy cho cổ phiếu

Lãnh đạo doanh nghiệp xuất trận cứu nguy cho cổ phiếu

TPO - Khi cổ phiếu liên tục lao sàn, lãnh đạo Công ty CP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân, Công ty CP Gemadept, Công ty CP Nam Việt, Tổng công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng… đã chi hàng chục tỷ đồng mua vào cổ phiếu hoặc bị bán giải chấp hàng chục triệu cổ phiếu.
Tăng tính tự cường cho hàng hóa Việt

Tăng tính tự cường cho hàng hóa Việt

TP - Theo đánh giá của các doanh nghiệp EU, nhiệm vụ ưu tiên lúc này của Việt Nam là làm sao không phụ thuộc quá vào thị trường Hoa Kỳ. Đây là lúc các doanh nghiệp cần nâng cao khả năng tự cường, đẩy mạnh đầu tư các ngành công nghiệp trong nước và hạ tầng, giúp giảm phụ thuộc nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng.