Điều tra vụ cất giấu gỗ thông đỏ trong nhà Trưởng BQL rừng

Hạt kiểm lâm kiểm kê số gỗ thông đỏ trong nhà ông Nhẫn.
Hạt kiểm lâm kiểm kê số gỗ thông đỏ trong nhà ông Nhẫn.
TPO - Ngày 8/8, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ vụ cất giữ gỗ thông đỏ trái phép tại gia đình ông Nguyễn Văn Nhẫn (Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh huyện Đức Trọng) theo phản ánh của dư luận và báo chí.

Ngoài số gỗ cất giấu trong nhà ông Nhẫn, Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cũng đã giao cho Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo Hạt kiểm lâm, các phòng ban chuyên môn, Công an huyện Đức Trọng… điều tra làm rõ số gỗ xung quanh ngôi nhà của ông Trưởng ban Quản lý rừng này.

Ông Phạm S, phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan chức năng phải hoàn tất hồ sơ vụ việc để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, báo cáo kết quả trước ngày 15/8.

 Như báo Tiền Phong đã phản ánh, ngày 1/8, Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng nhận được tin báo có gỗ quý cất giấu tại nhà ông Nhẫn ở xã Phú Hội, huyện Đức Trọng. Khi tiến hành kiểm tra, Hạt phát hiện 6 khúc gỗ lớn nghi là gỗ thông đỏ tại nhà Trưởng ban.

Thời điểm kiểm tra, gia đình ông Nhẫn né tránh nên đến tận chiều tối 3/8, Hạt mới lập được biên bản hiện trường. Hạt khẳng định 6 khúc gỗ (đường kính từ 25 - 29 cm, dài từ 81 - 91 cm) phát hiện trong nhà ông Nhẫn chính là gỗ thông đỏ, loài cây nguy cấp, quý hiếm có tên trong sách đỏ, thuộc nhóm 1A đang được bảo vệ nghiệm ngặt vì có nguy cơ tuyệt chủng.

Ông Nhẫn giải thích số gỗ này do người bạn làm ở một công ty trong khu công nghiệp Phú Hội (huyện Đức Trọng) tặng, có nguồn gốc rõ ràng là mua từ gỗ tịch thu của cơ quan nhà nước ở thành phố Đà Lạt nên ông mang về để ở nhà, tính đưa đi đục làm tượng trưng bày chơi nhưng do bận quá chưa kịp làm.

Thế nhưng, qua kiểm tra, ghi nhận của kiểm lâm 6 khúc gỗ này không có dấu búa của cơ quan chức năng.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.