Điều hành chính sách tiền tệ: Vượt thách thức thị trường!

Điều hành chính sách tiền tệ 10 tháng đầu năm đã cán đích hoàn thành một số mục tiêu.
Điều hành chính sách tiền tệ 10 tháng đầu năm đã cán đích hoàn thành một số mục tiêu.
TP - Lãi suất giữ ổn định thậm chí giảm nhẹ, thanh khoản hệ thống dồi dào, dự trữ ngoại hối mua ròng và tăng cao kỷ lục, tỷ giá biến động không đáng kể, vốn đổ vào nền kinh tế hỗ trợ cho tăng trưởng, ngân hàng “siết” chặt kỷ luật bằng hàng loạt các văn bản “rào dậu” kỹ càng hệ thống. Hơn 1 năm qua, cùng với các lĩnh vực khác, Ngân hàng Nhà nước đã góp phần đáng kể vào ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng nền kinh tế.

Không chạy theo mà chủ động dẫn dắt

Ngày 31/10/2017, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”; đây là lần thứ hai nâng hạng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong vòng 6 năm trở lại đây.

Thông tin này với những ai am hiểu thời cuộc đều hiểu rằng đó “món quà” quý giá đối với không chỉ riêng hệ thống ngân hàng mà cả với đất nước. Bởi ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, việc uy tín của hệ thống có được xác lập mức tín nhiệm, cũng đồng nghĩa “sức khoẻ” của nền kinh tế mới ổn định. Từ đó, tạo tiền đề cho những hấp dẫn đầu tư, thu hút các dòng vốn FDI, FII cũng như cú hích nội lực cho doanh nghiệp.

Hơn 1 năm qua, xét trên mọi phương diện, chính sách tiền tệ đã phủ sóng ổn định tới khắp các lĩnh vực, vùng miền và đối tượng. Suốt 10 tháng từ đầu năm tới nay, chưa một lần người ta phải nghe việc lãi suất hay tỷ giá VND/USD lo dậy sóng. Cũng suốt 10 tháng, trong những bản tin tiền tệ của cập nhật từ các công ty chứng khoán, ăm ắp cụm từ “thanh khoản dồi dào, lãi suất ổn định, NHNN điều hành các công cụ tiền tệ hợp lý giữ ổn định vỹ mô”.

Thống kê của NHNN đã chỉ ra tính đến thời điểm này, các TCTD đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh đó, các TCTD cũng thực hiện giảm lãi suất cho vay cho một số lĩnh vực SXKD với lãi suất thấp hơn khoảng 0,5-1%/năm, giảm lãi suất một số chương trình cho vay trung dài hạn đối với lĩnh vực ưu tiên xuống còn khoảng 8%/năm,  các gói tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn đa dạng với lãi suất ưu đãi cho các ngành thiết yếu với khách hàng tốt khoảng 4-5%/năm.

Đồng thời, ý thức chung nhiệm vụ Chính phủ giao, ngành ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và NHNN. Hiện mặt bằng lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức: ngắn hạn 6-6,5%/năm, trung và dài hạn 9-10,5%/năm; đối với SXKD thông thường, lãi suất khoảng 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung dài hạn. “Chưa bao giờ mà lãi suất lại giữ ổn định tốt như hiện nay”, một chuyên gia từng chia sẻ.

Thực ra sự ổn định không tự nhiên mà có được mà đó là cả một quá trình vận hành bài bản kết hợp nhuần nhuyễn các công cụ thị trường.  Ít ai biết, để thanh khoản luôn dồi dào, nhà điều hành phải căng mình thực hiện các giải pháp điều tiết cung tiền hợp lý đã giúp kiểm soát lạm phát cơ bản ổn định ở mức hợp lý.

Một lãnh  đạo NHNN vốn không giấu giếm từng cho biết: ngay từ đầu năm, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% và lạm phát bình quân khoảng 4%, NHNN  đã lập tức xây mục tiêu tương ứng tín dụng cả năm tăng khoảng 18%, có điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời thực hiện phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đến từng tổ chức tín dụng. “Không cứng nhắc, NHNN sẽ xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đảm bảo nguyên tắc vừa linh hoạt vừa thận trọng, tránh tác động bất lợi đến các cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát”, lãnh đạo này chia sẻ.

Cần một bản lĩnh điều hành

Còn nhớ có những thời điểm thị trường “lung lay” về tăng sức ép cung tiền để đẩy nhanh để thúc tăng trưởng, lập tức nhiều cảnh báo lên tiếng. Tín dụng nếu tăng vọt lên 20-22%, sẽ ra sao nếu 500 – 700 ngàn tỷ đổ ập vào nền kinh tế. Khi đó lạm phát liệu có giữ được ổn định dưới 4,5% như Chính phủ đề ra?  Nhưng trái với những quan ngại cung tiền sẽ đẩy mạnh, nhà điều hành đã bản lĩnh và kiên định. Tiền được rót ra nhưng vốn ngân hàng phải chảy vào 5 lĩnh vực ưu tiên trọng yếu trong sản xuất.

Liên tục tín hiệu cảnh báo và  kiểm soát chặt chẽ tránh tiền chảy vào những lĩnh vực rủi ro như bất động sản, BOT được phát đi. Có hay không những sức ép vô hình? NHNN khẳng định, không phải không có nhưng quan trọng, cả Chính phủ và ngành đều kiên định theo những mục tiêu đã đề ra. Theo đó, cho đến thời điểm này, dòng vốn chảy vào các lĩnh vực trên cũng trong tầm kiểm soát.  Hiệu quả tín dụng đối với tăng trưởng kinh tế có xu hướng cải thiện: Tốc độ tăng tín dụng cần thiết cho 1% tăng trưởng kinh tế đã giảm từ 3,84% quý I xuống 3,10% quý II và xuống còn 2,52% quý III.

Lĩnh vực tiền tệ đã góp phần thế nào vào tăng trưởng nền kinh tế? Tính đến tháng 10/2017, thống kê cho thấy: điều hành các công cụ CSTT, kiểm soát các chỉ tiêu tiền tệ phù hợp với mục tiêu điều hành. Đến ngày 31/10/2017, tổng phương tiện thanh toán tăng 10,88%, thấp hơn mức tăng cùng kỳ 2016 (13,51%) chủ yếu do năm nay nhu cầu vay của Chính phủ tại hệ thống ngân hàng tăng thấp, tiền gửi của Chính phủ tăng cao trong bối cảnh giải ngân vốn chậm, riêng tín dụng vẫn tăng tích cực.

Cùng đó, tín dụng đối với nền kinh tế liên tục tăng ngay từ đầu năm và trải đều qua các tháng. Đến ngày 31/10/2017, tín dụng tăng 13,66% so với cuối năm 2016, cao hơn so với các năm gần đây (2016 tăng 12,66%).  “Trong 21 ngành kinh tế, tín dụng tăng cao hơn cùng kỳ và hơn mức tăng chung ở hầu hết các ngành là động lực cho tăng trưởng kinh tế”, thông tin được vụ trưởng vụ chính sách tiền tệ Phạm Thanh Hà cho Tiền phong hay ngày 15/11. 

“Không cứng nhắc, NHNN sẽ xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đảm bảo nguyên tắc vừa linh hoạt vừa thận trọng, tránh tác động bất lợi đến các cân đối vĩ mô, kiểm soát lạm phát”.

Một lãnh đạo NHNN chia sẻ

 

Đánh giá khả năng tăng trưởng tín dụng năm 2017, NHNN cho biết: Nếu tăng trưởng tín dụng 3 tháng cuối năm 2017 đạt được tốc độ tăng mạnh của 3 tháng cuối năm 2016 thì tín dụng cả năm 2017 ước đạt khoảng trên. Để có thể tăng tín dụng cần có các giải pháp tổng thể, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực của doanh nghiệp để qua đó tăng cầu tín dụng, chứ không đơn thuần thực hiện các giải pháp từ phía cung tín dụng nhằm ngăn ngừa nguy cơ lạm phát cao và bất ổn vĩ mô, an toàn hệ thống các TCTD cho năm 2018.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.