Diễn đàn 'Facebook & hệ luỵ': Thước đo bản lĩnh thanh niên Quân đội

TPO - 'Mạng xã hội chính là màng lọc mà mỗi đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong Quân đội tìm ra những gì phù hợp với sở thích, suy nghĩ và hành động của mình' - Trung tá Trần Viết Năng, Phó trưởng Ban Thanh niên Quân đội cho biết trong cuộc trò chuyện với phóng viên Tiền Phong.

+ Hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Đối với ĐVTN trong Quân đội, việc sử dụng mạng xã hội được định hướng như thế nào?

- Các mạng xã hội như Twitter, Google Plus, Tumblr, Facebook đang có sức lan tỏa mạnh mẽ và là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với giới trẻ. Nếu sử dụng một cách đúng đắn, có mục đích thì mạng xã hội là một công cụ rất hữu ích như chiếc cầu nối để mọi người cùng trao đổi, chia sẻ, kết nối mọi thông tin trong đời sống thường ngày. Nhưng nếu không biết cách sử dụng, hay quá lạm dụng mạng xã hội thì chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn. 

Diễn đàn 'Facebook & hệ luỵ': Thước đo bản lĩnh thanh niên Quân đội ảnh 1

Trung tá Trần Viết Năng

Mạng xã hội là nơi bạn có thể giới thiệu bản thân, giúp cập nhật thông tin nhanh chóng, kết nối bạn bè, bày tỏ quan điểm, chia sẻ thông tin…. Tuy nhiên, với môi trường quân sự, những tác dụng đó của mạng xã hội có khi trở thành... tác hại. Khi chia sẻ thông tin, bạn có thể vi phạm qui định, chế độ bảo mật, làm lộ, lọt thông tin bí mật quân sự, thậm chí có những thông tin nhạy cảm vô tình phát tán làm ảnh hưởng đến bản chất, truyền thống quân đội, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”. Chính vì lẽ đó đối với ĐVTN trong Quân đội, việc sử dụng mạng xã hội được định hướng và có giới hạn cụ thể nhất định. Đối với mạng xã hội thanh niên quân đội, đây là mạng nội bộ của thanh niên trong quân đội, chúng tôi khuyến khích 100% cán bộ, ĐVTN tham gia. Còn các mạng xã hội khác khi tham gia phải chấp hành nghiêm qui định sử dụng mạng Internet của Bộ quốc phòng, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và qui định cụ thể của từng ngành, từng đơn vị.       

+ Gần đây, trên một số mạng xã hội như Facebook, Youtube… xuất hiện những hình ảnh, clip phản ánh hành vi phản cảm của một số quân nhân trẻ gây nhiều bức xúc. Anh nghĩ sao về điều này?

- Đó là hành vi không đẹp của một vài thanh niên, nhưng tôi khẳng định đây chỉ là thiểu số cá biệt mà không đại diện cho tuổi trẻ toàn quân. Điều đáng nói và đáng trách ở đây là cách đưa thông tin trên mạng xã hội đã vô tình tạo cớ cho kẻ xấu lợi dụng xuyên tạc, đánh tráo bản chất vấn đề gây bức xúc trong dự luận. Thông qua các sự việc đó một lần nữa càng nhắc nhở các bạn trẻ trong quân đội phải luôn tỉnh táo, nhìn từ nhiều phía và cân nhắc kỹ lưỡng khi đăng tải các thông tin, bộc lộ những cảm xúc trên mạng xã hội. Không được tô hồng, bóp méo, lấy hiện tượng, sự việc đơn lẻ đem gán gép thành hệ thống, thành bản chất vấn đề.  

Có lẽ không ai phủ nhận được vai trò tích cực của mạng xã hội trong việc truyền tải những thông tin tích cực về người lính, nhiều khi còn nhanh hơn các phương tiện truyền thông, báo chí, qua đó góp phần đa dạng hóa thông tin, đem lại nhiều lợi ích cụ thể hoặc những tạo những diễn đàn, sân chơi lành mạnh trong thời đại hội nhập mà ĐVTN trong Quân đội cũng là chủ thể và đối tượng được hưởng thụ và tác động.

Nhiều phong trào mang ý nghĩa lớn lao như tuyên truyền về chủ quyền, bảo vệ chủ quyền Biển - Đảo Việt Nam cũng thông qua nhiều mạng xã hội để đến với giới trẻ. Mạng xã hội, tuy rất rộng lớn, đa dạng và phức tạp nhưng cũng chính là cái màng lọc mà mỗi ĐVTN trong Quân đội có thể sử dụng để tìm ra những gì phù hợp với sở thích, khả năng, suy nghĩ và hành động của mình. Đồng thời tạo cơ hội rèn luyện khả năng chọn lựa thông tin, từ đó góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, tăng sức đề kháng trước thông tin xấu độc.

 Bên cạnh những tác dụng tích cực đó, một số ít bạn trẻ cả trong và ngoài quân đội đã sử dụng và lạm dụng mạng xã hội sai mục đích, có khi chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất thời cá nhân mà chưa tính đến hậu quả. Khi người sử dụng đưa ra một thông tin nhạy cảm về người lính, người ta có thể đọc thông tin trên Facebook mà không biết đó là thực hay hư, là sai hay đúng, họ sẽ vô thức hùa theo đám đông để bình luận, “ném đá”, thậm chí là chửi bới, lăng mạ người khác, để rồi sau đó là hậu quả ngoài đời thực không thể lường hết được. Những lượt like, share, comment thiếu suy nghĩ chín chắn của những “anh hùng bàn phím”, thậm chí gây ảnh hưởng đến cả nền kinh tế quốc gia và ổn định xã hội.

Theo anh, ĐVTN trong Quân đội cần được trang bị “vũ khí phòng vệ và phản công” gì khi tham gia mạng xã hội?

- Cần đẩy mạnh giáo dục, nâng cao nhận thức trong ĐVTN Quân đội về mạng xã hội, cách sử dụng mạng xã hội hợp lí. Tăng cường các hoạt động phổ biến, giáo dục cho ĐVTN tuân thủ hiến pháp, pháp luật, kỷ luật đơn vị; động viên đoàn viên thanh niên tự học, tự trang bị các kiến thức, kinh nghiệm sống cho mình để nhận diện thông tin xấu độc, hình thành khả năng phân tích trước các thông tin tràn lan trên mạng xã hội. Phát huy vai trò định hướng của cơ quan chính trị, tổ chức Đoàn các cấp và tính tự giác của ĐVTN khi tham gia mạng xã hội. Đề ra cơ chế kiểm soát thông tin, loại bỏ các nội dung xuyên tạc, gây bất an trong dư luận trên mạng xã hội.       

Đồng thời, đẩy mạnh tổ chức tập huấn kỹ năng công tác Đoàn và PTTN trong Quân đội. Bồi dưỡng cho cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên tham gia đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá; đấu tranh trên không gian mạng… Coi việc đấu tranh phòng chống hiệu quả âm mưu thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, tạo ra hệ “miễn dịch” đối với mọi thông tin sai trái, xấu độc của các thế lực thù địch phản động là thước đo kết quả xây dựng bản lĩnh chính trị của ĐVTN.    

 Cám ơn anh!

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.