THỪA THIÊN-HUẾ:

Điểm sạt trượt kéo dài trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn xử lý ra sao?

TPO - Đoạn cao tốc Cam Lộ-La Sơn qua điểm sạt trượt mái taluy dương nguy hiểm tại vị trí Km69+900 thuộc địa phận tỉnh TT-Huế đã thông xe hoàn toàn, nhưng vẫn phải tiếp tục được hoàn thiện xử lý gia cố trước khi bước vào mùa mưa lũ
Điểm sạt trượt kéo dài trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn xử lý ra sao? ảnh 1

Cuối năm 2022, tại TT-Huế liên tiếp hứng chịu hai cơn bão số 4, số 5 kèm mưa lớn gây ảnh hưởng đời sống dân sinh, sản xuất nông nghiệp, giao thông đi lại, hạ tầng xây dựng... Trong đó, dự án tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn trong giai đoạn hoàn thiện thi công cũng bị ảnh hưởng.

Điểm sạt trượt kéo dài trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn xử lý ra sao? ảnh 2

Tại công trình dự án cao tốc này đã xảy ra sạt lở, sụt trượt mái taluy, tiềm ẩn nguy hiểm khi công trình đưa vào sử dụng; đặc biệt tại vị trí Km69+900 thuộc địa phận thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế.

Điểm sạt trượt kéo dài trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn xử lý ra sao? ảnh 3

Để xử lý triệt để vị trí sạt lở này, vào giữa năm 2023, Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh (chủ đầu tư) cho triển khai các biện pháp thi công, bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến đường mới này.

Điểm sạt trượt kéo dài trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn xử lý ra sao? ảnh 4

Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh và đơn vị nhà thầu vừa xử lý điểm sạt trượt; vừa phải đảm bảo cho các phương tiện lưu thông qua lại. Phương án là thực hiện chu kỳ dừng xe để tiến hành thi công đào xả vật chất từ mái taluy dương trong 30 phút. Tiếp đó là thời gian dọn dẹp đất đá 15 phút, thời gian thông xe 15 phút.

Điểm sạt trượt kéo dài trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn xử lý ra sao? ảnh 5

Việc xử lý điểm sạt trượt tại vị trí phức tạp, với chiều dài từ đỉnh đồi cao 154m xuống mặt đường cao tốc, với 15 mái cơ, trong khi vẫn phải đảm bảo vận hành khai thác tuyến cao tốc bình thường, nên thời gian thi công kéo dài hơn so với dự kiến ban đầu.

Điểm sạt trượt kéo dài trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn xử lý ra sao? ảnh 6

Đơn vị nhà thầu đã thuê đất rừng trồng của người dân để mở đường tạm cho các phương tiện máy thủy lực khoan đá, máy múc công suất lớn tiếp cận đỉnh đồi. Khối lượng đất đá đã xử lý tại vị trí sạt trượt trên lên tới hàng chục nghìn khối.

Điểm sạt trượt kéo dài trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn xử lý ra sao? ảnh 7

Do việc xử lý sạt trượt gặp khó khăn, hiện trường rộng, địa hình dốc hiểm trở, Bộ GTVT đã chấp thuận cho gia hạn tiến độ hoàn thành các hạng mục, bao gồm xử lý sạt trượt mái taluy dương vị trí Km69 đến ngày 30/9.

Điểm sạt trượt kéo dài trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn xử lý ra sao? ảnh 8

Công nhân miệt mài chạy đua với thời gian tại công trường.

Điểm sạt trượt kéo dài trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn xử lý ra sao? ảnh 9

Gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối trước mùa trọng điểm mưa bão ở TT-Huế và miền Trung.

Điểm sạt trượt kéo dài trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn xử lý ra sao? ảnh 10

Bố trí các lớp rọ đá 'bó' chân tatuy dương và ngăn đất đá từ trên cao tràn xuống cao tốc khi có mưa lớn.

Điểm sạt trượt kéo dài trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn xử lý ra sao? ảnh 11

Sau nhiều tháng tăng tốc thi công, Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh phối hợp với đơn vị nhà thầu đã cơ bản xử lý xong điểm sạt trượt mái taluy dương tại Km69+900

Điểm sạt trượt kéo dài trên cao tốc Cam Lộ-La Sơn xử lý ra sao? ảnh 12

Các phương tiện ô tô lưu thông trở lại bình thường, thông suốt trên toàn tuyến, đảm bảo đi lại an toàn cho người dân trong mùa trọng điểm mưa bão tại TT-Huế và khu vực miền Trung.

Tuyến cao tốc Cam Lộ-La Sơn có tổng mức đầu tư 7.669 tỷ đồng, được đưa vào khai thác từ đầu năm 2023, với lưu lượng các phương tiện ô tô trên tuyến ngày càng tăng do chưa áp dụng thu phí, ước khoảng có từ 4.500-5.000 phương tiện qua lại mỗi ngày. Đoạn đường có chiều dài hơn 98km, kết nối tỉnh Quảng Trị và TT-Huế. Giai đoạn đầu khai thác, tuyến đường có hai làn xe với chiều rộng nền đường 12m, riêng đoạn vượt xe có quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 23m; giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến sẽ có quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 23m.

Tin liên quan