TPO - Ở kỳ tuyển sinh năm 2024, Trường ĐH Sài Gòn không dùng kết quả học tập THPT (điểm học bạ) mà chỉ dùng kết quả của kỳ thi kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TPHCM năm 2024; kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính năm 2024 (Kì thi V-SAT) và xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
TP - Ghi nhận từ thông tin tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) cho thấy, năm nay, xu hướng giảm phụ thuộc vào kết quả học bạ để xét tuyển bắt đầu tăng lên.
TP - Học bạ với những điểm số toàn 9, 10; điểm trung bình cả năm hoặc từng môn đều ở các con số như mơ. Vì vậy, năm nay, thí sinh kết quả học tập đạt tới 3 điểm 9 nếu không có “phao cứu sinh” (chứng chỉ ngoại ngữ, chứng nhận đoạt giải kỳ thi học sinh giỏi, chứng chỉ thi đánh giá năng lực) thì vẫn có nguy cơ trượt đại học (ĐH) ở phương thức xét học bạ.
TP - Nhiều trường THCS chất lượng cao, trường nóng tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội đưa ra tiêu chí học bạ cao ngất ngưởng với toàn điểm 10 khiến nhiều người lo ngại tình trạng xin điểm, làm đẹp học bạ.
TPO - Theo kết quả đối sánh điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT và điểm trung bình học bạ, có thể thấy, ở tất cả các địa phương, điểm học bạ đều cao hơn điểm thi tốt nghiệp. Đặc biệt có môn thi còn chênh tới hơn 4 điểm. Thậm chí có địa phương có môn học điểm trung bình học bạ đứng đầu nhưng điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT lại áp chót hoặc ngược lại điểm thi đứng đội sổ nhưng điểm học bạ lại nhảy lên top đầu.
TPO - Theo TS. Hoàng Ngọc Vinh, tỷ lệ 30% điểm học bạ trong xét tốt nghiệp THPT đang được áp dụng không hợp tình, hợp lý, thậm chí còn tác động không tốt đến việc dạy và học ở trường phổ thông.
Năm 2018 cả nước có hơn 2,75 triệu nguyện vọng đăng kí vào các trường đại học. Theo thống kê, tỉ lệ chọi vào các trường năm nay tăng mạnh. Điều này cũng là nguyên nhân khiến nhiều thí sinh khó tránh khỏi tâm lý hoang mang, lo lắng trước ngưỡng cửa chọn xét tuyển vào đại học.