Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh trở thành di tích lịch sử Quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tối 29/10, Tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia – Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh.

Ngày 29/10/1954, tại bến bắc Cao Lãnh (Đồng Tháp), một sự kiện đặc biệt đã diễn ra – Cuộc đưa tiễn hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, địa điểm Tập kết ra Bắc đã có 13.508 người tập kết tại đây, trong đó có 2.563 người thuộc tỉnh Long Châu Sa – Đồng Tháp và An Giang ngày nay.

Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh trở thành di tích lịch sử Quốc gia ảnh 1
Trao bằng xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia - Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh. Ảnh: V. Tiến

100 ngày tập kết chuyển quân thắm đượm tình quân dân, hồ hởi trước ngày vui chiến thắng đã cận kề. 100 ngày cùng nhau hướng tới Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, động viên nhau với tinh thần “Đi vinh quang - Ở anh dũng”.

Hơn 69 năm trôi qua, sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh vẫn còn nguyên giá trị lịch sử. Bài học về tinh thần đoàn kết dân tộc, về ý chí quyết tâm, thống nhất của quân dân ta, ra đi vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp cách mạng cao cả vẫn luôn sáng ngời. Ngày 24/02/2023, Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh - tọa lạc Khóm 6, Phường 6, thành phố Cao Lãnh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia.

Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh có ý nghĩa lịch sử, chính trị, văn hóa to lớn, là “Địa chỉ đỏ” góp phần giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh trở thành di tích lịch sử Quốc gia ảnh 2

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp Phan Văn Thắng phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp Phan Văn Thắng đề nghị lãnh đạo thành phố Cao Lãnh phối hợp với các đơn vị liên quan bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị di tích; tổ chức đa dạng các hoạt động nhằm giáo dục truyền thống yêu nước và gắn với phát triển du lịch, tạo dựng hình ảnh địa phương, đưa di tích Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh trở thành điểm đến của nhân dân, du khách trong và ngoài nước.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đồng Tháp đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ tập kết, thân nhân của các bộ tập kết được chăm sóc về y tế, giáo dục, cơ hội việc làm, nguồn vốn và phương tiện sản xuất để đời sống được tốt hơn. Đó vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa cử nhân văn, thể hiện đạo lý truyền thống của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo.

Tỉnh Đồng Tháp được sự hỗ trợ kinh phí của TP.HCM và các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Long An, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh đã xây dựng tượng đài kỷ niệm diện tích trên 12.000m2, xây dựng từ năm 2017 và khánh thành vào ngày 29/10/2019, kinh phí gần 49 tỉ đồng. Tổng thể công trình di tích lịch sử địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh được xây dựng gồm nhiều hạng mục như: tượng đài và phù điêu, bờ kè, sân lễ đài, đường nội bộ, hoa viên cây xanh, hồ nước.

MỚI - NÓNG
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm
TP - “Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Dự kiến tháng 7/2026, nơi in dấu chân chị Trâm sẽ kết nối hệ thống cao tốc Bắc-Nam.