Di dân ra đảo phải chọn lọc

Di dân ra đảo phải chọn lọc
TP - “Dân được đưa ra đảo phải được tuyển chọn kỹ. Đây là một trong các yếu tố then chốt để níu chân người dân với cuộc sống trên đảo”

Ông Đoàn Quang Sinh, Phó giám đốc Trung tâm Đào tạo và Truyền thông Biển, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (VASI), trao đổi với Tiền Phong về vấn đề di dân ra đảo ổn định cuộc sống.

Ông Đoàn Quang Sinh
Ông Đoàn Quang Sinh.

Việc di dân ra các đảo nhằm mục đích cụ thể nào, thưa ông?

Di dân đến định cư tại các hải đảo để phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Vùng duyên hải Việt Nam là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội năng động nhất nên tại đây hội tụ các cơ sở hậu cần vững chắc đảm nhiệm khả năng cung cấp các dịch vụ khai thác biển cũng như khả năng bao tiêu các sản phẩm biển. Từ đặc điểm của các hải đảo Việt Nam và đặc điểm các cơ sở hậu cần ven bờ đã cho thấy khả năng liên kết của các tuyến kết nối các hải đảo Việt Nam với các cơ sở hậu cần ven bờ phục vụ công tác định cư ổn định dân.

Để đảm bảo di dân được thành công, cần thay đổi chính sách như thế nào?

Tôi cho rằng, cần gắn chặt giữa mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với việc giữ vững chủ quyền bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo. Đối với nhiều đảo, cụm đảo, vùng đảo – biển, thuộc các hyện đảo tiền tiêu biên giới, cần có chích sách ưu tiên cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo phục vụ quốc phòng và phát triển kinh tế. Cần quy hoạch bố trí dân cư sản xuất kinh doanh phục vụ mục tiêu chung là an ninh quốc gia, bảo vệ quốc phòng.

Đối với các huyện đảo tiền tiêu, cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và bố trí dân cư phục vụ việc đánh bắt cá và giao thông hàng hải. Đối với các huyện đảo tuyến trong, cần tập trung nguồn lực cho việc phát triển kinh tế và có điều kiện tốt để phục vụ quốc phòng. Xác định việc di dân ra đảo là nhằm định cư ổn định lâu dài, phục vụ chiến lược và quy hoạch tổng thể, phát triển bền vững kinh tế xã hội biển đảo, trước hết là đến năm 2020.

Người dân được đưa ra đảo cũng phải được lựa chọn. Đó phải là những người có kiến thức nhất định về biển, đảo…

Giải pháp cho chiến lược di dân ra đảo một cách bền vững là gì, thưa ông?

Để di dân ra đảo cần xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng: đường giao thông (nội bộ trên đảo, giữa các đảo và đất liền, bao gồm đường sá,cầu tầu, bến tàu); nước sạch (phục vụ sinh hoạt và sản xuất); điện và các cơ sở vật chất kỹ thuật khác như chợ, trường học, trạm y tế; nhà văn hóa… Khuyến khích đầu tư hỗ trợ vốn, tạo mọi điều kiện cho các ngành, các tổ chức và cá nhân phát triển kinh tế, chú trọng ưu tiên các ngành khai thác, chế biến hải sản, dịch vụ (phục vụ sửa chữa phương tiện vận tải, đánh cá, phát triển du lịch).

Ngoài ra phải hỗ trợ dân trên đảo trong cấp đất, hỗ trợ xây dựng nhà ở, bố trí công ăn việc làm…

Cảm ơn ông.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.