Dưới bàn tay tài hoa của nghệ nhân người Nhật, hàng loạt cây bonsai đã biến thành tòa lâu đài nguy nga, khách sạn nhiều tầng tráng lệ, hay ngôi nhà trên đảo hoang của Robinson.
Lấy gốc và cành cây làm khung, ông Takanori Aiba dùng thêm dây đồng, nhựa cây, nhựa tổng hợp, thạch cao và đất sét để tạo nên những chi tiết tinh xảo cho các tòa lâu đài, chẳng hạn cây cầu, ban công, tòa tháp, vòm mái, cối xay gió…
Làm nên vẻ kỳ vỹ của nhiều cây bonsai còn có sự góp mặt của những bức tranh tầm sâu. Bức tranh tầm sâu lớn nhất ông Aiba từng sáng tạo được ông đặt tên “Tòa tháp kem” làm từ giấy màu, gỗ. Đó là mô hình của những cửa hàng kem xếp chồng lên nhau.
Trước khi bén duyên với nghệ thuật bonsai, Takanori Aiba từng là một kiến trúc sư. Kinh nghiệm, tài năng và lòng yêu cây đã mang lại cho ông sự thành công ngoài mong đợi trong sự nghiệp trồng và tạo dáng bonsai. Trong ảnh: Sự kết hợp của gốc bonsai và tranh tầm sâu tạo nên tòa tháp kem đồ sộ.
Dân chơi bonsai nói riêng và giới ái mộ nghệ thuật nói chung rất hứng thú với những tác phẩm bonsai của ông Ariba. Trong ảnh: Mặt trước khách sạn Michelin.
Và mặt sau đồ sộ.
Nghệ nhân người Nhật cho hay để nuôi dưỡng, tạo hình và biến một gốc bonsai nhỏ trở thành lâu đài tuyệt đẹp mất rất nhiều thời gian, dao động từ vài tháng đến vài năm tùy theo mức độ phức tạp của công trình. Dự định lâu dài của ông Takanori Aiba là xây dựng công viên để trưng bày các tác phẩm bonsai. Trong ảnh: Lâu đài lúc lên đèn.
Lâu đài của Robinson trên đảo hoang.