Ông Edward Tick trao sách cho Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Ảnh: T.Toan. |
Trong chuyến đến Việt Nam lần này, ngoài cuộc gặp gỡ với Hội Cựu chiến binh, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Hội hữu nghị Việt - Mỹ, nhiều người lính từng tham chiến tại chiến trường Việt Nam chung nguyện vọng cất tiếng nói nghệ thuật cùng nhà thơ Việt Nam, trong đó có cả những người từng cầm súng.
“Từ lâu nay, Trái tim người lính nguyện cống hiến cho sự nghiệp hòa bình, hàn gắn vết thương chiến tranh, kéo những con người đau khổ lại gần nhau. Chúng tôi đến đây để chứng tỏ, nghệ thuật là tiếng nói chuyển tải tình yêu, kết nối con người. Chúng tôi có câu thành ngữ: Những khẩu súng nên duyên. Hôm nay chúng tôi muốn thay đổi một chút, đó là nghệ thuật, văn chương kết duyên”, Edward Tick, người sáng lập Trái tim người lính chia sẻ.
Các thi sĩ không chỉ đọc thơ. Theo lời ông Eward Tick, chuyến đi giúp một số nhà thơ cựu binh có thêm trải nghiệm. Trong số người Mỹ đến Việt Nam lần này, bà Marlene L. Warneke có chồng là phi công chết tại Tây Ninh, cũng mượn chuyến đi để đến tận nơi cầu an cho chồng. Bản thân ông Eward mang tặng Hội Nhà văn Hà Nội một số tác phẩm viết nhân 11 chuyến đi đến Việt Nam.
Đáng lưu ý: Cuốn sách Chiến tranh và linh hồn (War and the soul)-ông dùng giảng dạy tại nhiều trường đại học, xem như phương pháp chữa lành chấn thương tâm lý hậu chiến; tuyển tập tranh thiếu nhi Việt Nam vẽ triển lãm tại Mỹ, cùng nhiều bài thơ do người Mỹ làm lấy cảm hứng từ tranh có tên Hãy nói về hòa bình.