Đề xuất phương án thi THPT quốc gia: Hiệu trưởng trường THPT Anhxtanh nói gì?

Phương án nào cho kỳ thi THPT quốc gia?
Phương án nào cho kỳ thi THPT quốc gia?
TPO -  Ông Đào Tuấn Đạt là giảng viên Vật lý đại cương tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, và là hiệu trưởng trường THPT Anhxtanh (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia chỉ cần có sự thay đổi.

Trước tình hình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3 ngày 1/4, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp đối với thi THPT quốc gia năm nay.

Trước đó, như Tiền Phong đã đưa tin, một số chuyên gia giáo dục cho rằng Bộ GD&ĐT cần tính đến các phương án của kỳ thi THPT quốc gia năm nay trong bối cảnh dịch COVID-19 đang hoành hành. 

Về vấn đề này, Ông Đào Tuấn Đạt là giảng viên Vật lý đại cương tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, và là phụ trách chuyên môn trường THPT Anhxtanh (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia chỉ cần có sự thay đổi.

Theo ông Đạt, với tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay, để chủ động theo tôi kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia chỉ cần có hai thay đổi: Một là giới hạn lại phạm vi kiến thức. Hai là thời gian tổ chức kỳ thi.

Ông Đạt cho rằng, giới hạn thi là phần kiến thức đã học trước khi nghỉ do dịch bệnh và khoanh phần kiến thức chưa học đến hết năm học. Và không thi vào phần kiến thức đã khoanh lại này.

Vị hiệu trưởng này cho rằng, chỉ thi vào phần kiến thức đã học trên lớp sẽ đảm bảo công bằng với mọi học sinh. Nếu thi vào phần học online hay qua truyền hình kể cả chương trình đã được giảm tải thì không công bằng, bởi điều kiện trang thiết bị, đường truyền của mỗi học sinh khác nhau, đặc biệt là vùng khó khăn.

“Nếu thực hiện việc khoanh phần kiến thức chưa học lại thì có thể chủ động được thời gian tổ chức kỳ thi. Nếu dịch kết thúc vào tháng Sáu thì vẫn có thể tổ chức thi vào tháng Bảy như mọi năm”- ông Đạt nêu quan điểm.

Bỏ kỳ thi THPT quốc gia sẽ dẫn tới tâm lý “tháo khoán” trong giảng dạy

Một số ý kiến cho rằng nên bỏ kì thi THPT quốc gia hoặc giảm bớt môn thi cho phù hợp tình hình thực tiễn nghỉ dịch Covid-19 quá dài ngày.

Về vấn đề này, Ông Đào Tuấn Đạt cho rằng, Bỏ kỳ thi THPT quốc gia sẽ dẫn tới tâm lý “tháo khoán” trong giảng dạy và học tập. Và phải đi tìm phương án tuyển sinh mới.

“Sẽ rất khó tìm được phương án đồng thuận và công bằng trong lúc này”- ông Đạt nhấn mạnh.

Ông Đạt cũng cho rằng, việc bỏ bớt môn thi càng không nên vì sẽ thay đổi cấu trúc của kỳ thi.

Vì theo ông Đạt, điều này sẽ không công bằng với những học sinh đã học hành nghiêm túc ngay từ đầu. Còn không công bằng ở chỗ môn bỏ đi đúng là môn sở trường của học sinh thì gây khó khăn cho họ. Môn giữ lại là môn sở trường của những học sinh khác và họ có lợi thế bất ngờ.

Trước đó, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Marie Curie, viết thư gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề nghị giảm môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh  lớp 10 ở Hà Nội.  

Về kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, thầy Khang đề nghị Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ xem xét và quyết định chỉ thi các môn toán, ngữ văn và ngoại ngữ; bỏ các bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Theo thầy Khang, nội dung đề thi năm nay cũng cần có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. 

MỚI - NÓNG