Đề nghị phân quyền mạnh hơn cho TPHCM

0:00 / 0:00
0:00
TP - Chiều 8/6, thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, nhiều đại biểu đề nghị phân quyền mạnh hơn cho thành phố trong việc tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn.

Bày tỏ sự đồng tình với việc ban hành nghị quyết mới với các cơ chế chính sách đặc thù, đột phá để thúc đẩy phát triển TP.HCM, đại biểu Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, đề nghị phân quyền mạnh hơn cho thành phố trong công tác tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

Theo bà Thủy, thay vì trình Quốc hội hay Chính phủ, có thể phân quyền luôn cho HĐND thành phố được ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện và quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, các ban thuộc HĐND cấp dưới. Cùng với đó, trao quyền cho Thành phố quy định về tiêu chuẩn, định mức tối thiểu về số lượng cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; quyết định tổng biên chế đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện.

Đề nghị phân quyền mạnh hơn cho TPHCM ảnh 1

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội - Ảnh: Như Ý

Việc này được bà Thủy đánh giá là sẽ tăng tính hiệu quả trong công tác quản lý giúp thành phố có thể áp dụng các giải pháp mới, thử nghiệm các mô hình quản lý phù hợp với đặc điểm tình hình yêu cầu quản lý tại mỗi thời kỳ. Đồng thời giúp Thành phố tăng tính sáng tạo, linh hoạt trong việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp tổ chức, quản lý phù hợp với tình hình, đặc thù và nhu cầu của địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của bộ máy, cũng như mức độ phản ứng kịp thời với những biến chuyển của tình hình.

Đề cập quy định cho phép TPHCM áp dụng hình thức BOT để nâng cấp, mở rộng các công trình đường bộ hiện hữu, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, dù trái với Nghị quyết 437 của Quốc hội, nhưng là cần thiết để giảm ách tắc giao thông. Tuy nhiên, ông Hòa góp ý, với những dự án chỉ nâng cấp mà không mở rộng đường thì không nên áp dụng BOT. Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) đề nghị trong dự thảo này, cần có một quy định chặt chẽ về điều kiện để khi triển khai các dự án BOT bảo đảm lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, tránh phát sinh những khiếu kiện phức tạp.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương) đề nghị cho phép thành phố được dùng ngân sách nhà nước hoặc các nguồn lực hợp pháp khác mua lại các trạm BOT, nhất là các trạm gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cả vùng.

MỚI - NÓNG
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
Sắp thử tải cầu vượt biển hàng đầu Việt Nam
TPO - Ngày 13/12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Định cho biết đã thông báo tổ chức giao thông tạm thời qua cầu Thị Nại, TP. Quy Nhơn. Thời gian xếp xe thử tải bắt đầu từ lúc 8h đến 22h ngày 15/12. Đây là cầu vượt biển đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam, hiện là cầu vượt biển dài thứ 2, sau cầu Tân Vũ - Lạch Huyện ở Hải Phòng.