Đề nghị được giao 85.000 m2 đất: Vì sao Trường ĐH Hồng Đức bị trả lại hồ sơ?

0:00 / 0:00
0:00
TP - Với những lý do chưa làm rõ việc thu hồi, dự án chưa có trong kế hoạch sử dụng đất, chưa kê nộp tiền đất trồng lúa... nên Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Thanh Hóa đã trả hồ sơ đề nghị được giao 85.000 m2 đất của Trung tâm Giáo dục quốc phòng, Trường ĐH Hồng Đức (phường Quảng Thành, phường Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa).

Tháng 6/2023, Trường ĐH Hồng Đức đã nộp hồ sơ về Sở TN&MT Thanh Hóa, xin giao 85.000 m2 đất tại phường Quảng Thành, phường Quảng Thịnh (TP Thanh Hóa) để xây dựng Trung tâm Giáo dục Quốc phòng.

Đề nghị được giao 85.000 m2 đất: Vì sao Trường ĐH Hồng Đức bị trả lại hồ sơ? ảnh 1

Hiện trạng Trung tâm Giáo dục Quốc phòng

Theo hồ sơ, năm 2007, UBND TP Thanh Hóa và UBND huyện Quảng Xương đã tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và bàn giao hơn 94.000 m2 cho Trường ĐH Hồng Đức. Tuy nhiên, theo đo đạc chỉnh lý khu đất do Văn phòng Đăng ký đất đai Thanh Hóa lập ngày 19/4/2023 thì hiện trạng Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - Trường ĐH Hồng Đức đang quản lý, sử dụng diện tích hơn 85.000 m2. Sở TN&MT cho biết, diện tích còn lại gần 9.000 m2 chưa được làm rõ cụ thể về việc quản lý, sử dụng, hiện trạng.

Trường ĐH Hồng Đức được thành lập năm 1997, là trường ĐH đầu tiên trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam được thành lập theo mô hình mới: ĐH công lập, đa ngành, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT.

Ngoài ra, dự án Trung tâm Giáo dục Quốc phòng chưa có trong kế hoạch sử dụng đất năm 2022 thành phố Thanh Hóa; đồng thời, Trường ĐH Hồng Đức chưa thực hiện kê khai, nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa (trong khu đất xin giao) và việc nộp bản đo đạc chỉnh lý khu đất chưa đảm bảo quy định là những lý do khiến Sở TN&MT trả lại hồ sơ.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.