TPO - Thường trực Chính phủ yêu cầu tính toán sơ bộ tổng vốn đầu tư chính xác nhất có thể, đủ tin cậy và thuyết phục; hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư do yếu tố chủ quan và tránh tình trạng đội vốn khi triển khai đầu tư, thi công công trình.
TPO - Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Chính phủ báo cáo cấp thẩm quyền để có thể sử dụng vốn ngân sách nhà nước xử lý 8 dự án BOT giao thông có bất cập, vướng mắc. Ước tính số tiền để xử lý các dự án tồn tại này khoảng 10.300 tỷ đồng.
TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) nghiên cứu, đề xuất chính sách, giải pháp thu hút các Quỹ tài chính quốc tế, nguồn vốn quốc tế tham gia thực hiện các dự án PPP tại Việt Nam.
TPO - Xác định đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là trục ‘xương sống’, Bộ Chính trị yêu cầu đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; khởi công các đoạn ưu tiên như Hà Nội - Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang trong giai đoạn 2026 – 2030.
TPO - Bộ Giao thông vận tải đề nghị nhà đầu tư dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới phối hợp với các cơ quan chức năng của bộ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp để thống nhất về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập cho dự án.
TPO - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) yêu cầu Cục Đường bộ quyết định việc thu phí, dừng thu phí dự án BOT Quốc lộ 51 đoạn Biên Hoà - Vũng Tàu theo thẩm quyền, tránh việc để doanh nghiệp dự án thu phí vượt quá thời gian.
TPO - Thay vì dừng thu phí từ ngày 17/12 như thông báo trước đó của Cục Đường bộ (Bộ GTVT), cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ tiếp tục thu phí trong thời gian chờ cơ quan quản lý và nhà đầu tư tiếp tục đàm phán về chi phí đầu tư, doanh thu và lợi nhuận.
TPO - Tổng cục trưởng Đường bộ (Bộ GTVT) Nguyễn Văn Huyện cho biết, ngày 15/6, Bộ GTVT đã tổ chức họp bàn về trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài, tổng cục đề xuất phương án đàm phán với nhà đầu tư rời trạm này về Vĩnh Yên hoặc dùng ngân sách nhà nước mua lại.
TPO - Dự án xây dựng cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 (giai đoạn 1) đang vào thời kỳ “tốc lực” thi công, nhưng tiến độ các dự án thành phần đối mặt áp lực lớn từ giá nhiên vật liệu tăng cao, cùng với việc chậm trễ trong cấp phép khai thác đất đắp nền đường từ phía các địa phương.
TPO - Bộ GTVT đề xuất thí điểm 4 cơ chế đặc thù cho phát triển các dự án đường bộ cao tốc thời gian tới gồm: Vốn nhà nước được tham gia vào dự án vượt 50% tổng mức đầu tư, thêm cơ chế cho địa phương vay lại trái phiếu Chính phủ, được chỉ định thầu một số gói thầu, chỉ định khai thác mở vật liệu phục vụ dự án đường cao tốc.
TPO - Tin từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho hay, cơ quan này chưa nhận được báo cáo hay kiến nghị nào của nhà đầu tư, ngân hàng liên quan tới tạm dừng cấp tín dụng cho dự án BOT cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt, thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
TPO - Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể vừa có Tờ trình Quốc hội về điều chỉnh chủ trương đầu tư 3 đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 từ đầu tư BOT sang đầu tư công.
TPO - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) lên tiếng lý giải cho dự toán chi phí 11 đoạn cao tốc Bắc – Nam trước thông tin cho rằng suất đầu tư 11 đoạn này cao hơn quy suất đầu tư của Bộ Xây dựng ban hành.
TP - Một số nhà đầu tư Trung Quốc đang đặt vấn đề đầu tư vào hạ tầng giao thông Việt Nam theo các hình thức khác nhau. Tới đây, một số dự án giao thông sẽ được chào thầu quốc tế, nên có khả năng nhà đầu tư Trung Quốc sẽ tham gia.
TP - Tiếp tục giải quyết các hậu quả từ những trạm thu phí đường bộ BOT mọc lên dày đặc, nhà đầu tư BOT tay không bắt giặc và trạm BOT đặt sai chỗ gây bức xúc dư luận; giải quyết cơ chế đầu tư hạ tầng giao thông; dẹp loạn tình trạng bát nháo trong đào tạo lái xe; giải bài toán quy hoạch phát triển lại hạ tầng giao thông tại các đô thị lớn; buộc triển khai thực chất hơn thu phí không dừng; quản lý và phân định xung đột giữa taxi truyền thống và các mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh 4.0...