Dấu tích biệt thự Pháp dưới chân núi Hàm Rồng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Căn biệt thự Pháp giờ chỉ còn phần khung vẫn đang bị mưa nắng bào mòn dưới chân núi Hàm Rồng, thành phố Pleiku, Gia Lai. Mọi người nuối tiếc bởi nếu được bảo quản tốt, nơi đây sẽ là điểm đến lý tưởng để chiêm ngưỡng kiến trúc đẹp ấy.
Dấu tích biệt thự Pháp dưới chân núi Hàm Rồng ảnh 1

Dù đã qua nhiều năm nhưng phần khung của căn biệt thự Pháp vẫn còn

Cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 10 cây số, căn biệt thự Pháp giờ chỉ còn phần khung tường và một số chi tiết khác. Nhìn căn biệt thự ai cũng nuối tiếc khi thời gian đang làm hư hỏng một công trình gợi hoài niệm, minh chứng cho giai đoạn cũ.

Tường của căn biệt thự giờ đã bị rêu phong phủ kín, một vài cây lớn mọc trong các phòng, hoa dã quỳ nở vàng xung quanh càng khiến người ta bâng khuâng.

Dấu tích biệt thự Pháp dưới chân núi Hàm Rồng ảnh 2

Lò sưởi của biệt thự đã bị cây mọc lên

Ông Trương Văn Luận giờ đang làm Phó Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ vận tải du lịch Thuận Tiến Gia Lai là người hiếm hoi từng sinh hoạt, làm việc trong căn biệt thự này.

Ông Luận nhớ lại, năm 1978, cán bộ, nhân viên của Trạm Nghiên cứu chống xói mòn đất nông nghiệp Tây Nguyên (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) được giao tiếp quản nơi này. Thời đó, mọi người cùng ăn ở và làm việc trong 4 ngôi biệt thự đều được xây theo kiến trúc Pháp cổ để nghiên cứu khoa học theo đề tài của Giáo sư Nguyễn Văn Triển.

Ông Luận cùng mọi người có nhiệm vụ nghiên cứu khí hậu, thủy văn nhằm triển khai các chương trình nông nghiệp. Sau khi nhóm ông Luận hoàn thành đề tài, nơi đây được bàn giao lại cho Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới (Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) để trồng thông.

“Khu vực này vốn là đồn điền cà phê của một người phụ nữ tên Nguyễn Thị Thi sở hữu, sau đó chúng tôi tiếp quản. Tôi nhớ như in trên biển đồng còn ghi căn biệt thự được xây từ năm 1930 theo kiến trúc Pháp. Hồi đó anh em chúng tôi tìm hiểu, biết được, đây từng là Trại Nghiên cứu giống cây trồng của chế độ cũ. Lúc đầu họ xây dựng 8 biệt thự cho chuyên gia của trại ở và làm việc. Sau đó bà Thi nhận lại khi trại hoàn thành sứ mệnh nghiên cứu”, ông Luận chia sẻ.

Dấu tích biệt thự Pháp dưới chân núi Hàm Rồng ảnh 3
Biệt thự Pháp dưới chân núi Hàm Rồng nhìn từ trên cao

Trong ký ức của ông Luận khi làm việc trong căn biệt thự này còn in đậm ngày mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân, lãnh đạo Nhà nước đến thăm. Ông vẫn giữ cẩn thận các tấm ảnh lưu niệm được chụp chung với Đại tướng.

Theo ông Luận, ngày đó ở trong căn biệt thự được làm khoa học, kiên cố bằng bê tông với tường dày hơn 20cm. Mỗi căn có tầm 7 phòng gồm phòng ở, tầng hầm, nhà vệ sinh, lò sưởi. Bởi vậy, dù thời tiết ở phố núi Pleiku lạnh nhưng bên trong phòng khách, phòng ngủ đều ấm cúng. Cách nơi ở tiện nghi này không xa sẽ có các bồn chứa nước lớn dẫn từ con suối gần đó lên.

Theo ông Trần Hồng Sơn -Giám đốc Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới, biệt thự Pháp cổ còn sót lại nằm trong lâm phần đơn vị quản lý. Dù dự định làm một khu sinh thái để du khách biết nhưng do gặp một số vướng mắc nên dự án này cũng thể hoàn thành. Bởi vậy, đơn vị giờ đang bàn tính trồng xen nhiều loại hoa giữa vườn mắc ca để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biệt thự Pháp cổ.

MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.