Đằng sau tham vọng đóng loạt 6 tàu ngầm tấn công của Ấn Độ

Ảnh: AP
Ảnh: AP
TPO - Ấn Độ đã khởi động tiến trình đóng mới 6 tàu ngầm tấn công chạy bằng nhiên liệu hạt nhân, sẽ giúp tăng cường đáng kể sức mạnh hải quân cho New Delhi, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các cuộc tập trận ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Chương trình đóng tàu ngầm bí mật nói trên của New Delhi đã được thông qua trong tháng 2/2015. Tư lệnh hải quân Ấn Độ, Đô đốc Sunil Lanba ngày 1/12 xác nhận: “Đây là dự án mật. Tiến trình đóng tàu ngầm đã bắt đầu được triển khai”.

Hiện tại, Ấn Độ có 2 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân: Tàu INS Arihant do nước này tự đóng và tàu INS Chakra được thuê của Nga tới năm 2022. Những tàu ngầm mới là một phần trong chương trình “Sản xuất ở Ấn Độ” – sáng kiến trọng đại của Thủ tướng Narendra Modi nhằm khuyến khích các công ty trong và ngoài nước sản xuất hàng hóa trên tiểu lục địa này.

Ấn Độ sẽ cần thêm sức mạnh nếu muốn đối đầu với lực lượng Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA-N). Đặc biệt gần đây, các tàu chiến của PLA-N đã được triển khai tới cảng Gwadar của Pakistan – điều được Đô đốc Lanba miêu tả là “thách thức an ninh” mà Ấn Độ sẽ phải “giải quyết”.

Theo ông Lanba, New Delhi có ý định mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân tới phía Tây của Vịnh Aden và tiến hành hàng loạt cuộc tập trận về khả năng sẵn sàng chiến đấu trong năm 2018. Ông nhấn mạnh: “Sự hiện diện liên tục của các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống trong lĩnh vực hàng hải đòi hỏi sự chú ý liên tục và tăng cường các biện pháp giải quyết”.

Bên cạnh đó, Đô đốc Lanba còn cho biết thêm rằng Hải quân Ấn Độ sẵn sàng tham gia liên minh bộ tứ đang được thảo luận thành lập, gồm Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Australia. 4 nước này đã tăng cường quan hệ nhằm đối phó với một Trung Quốc đang nổi lên.

Theo Theo Sputnik
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.