Ấn Độ và ‘canh bạc tất tay’ với xe tăng nặng nhất thế giới Arjun

Ảnh: IndiaTimes
Ảnh: IndiaTimes
TPO - Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) thông báo về việc chế tạo biến thể cuối cùng của xe tăng nội địa Arjun.

Xe tăng Arjun Mark II đã được DRDO giới thiệu vào năm 2011 và là biến thể hiện đại hóa sâu của tăng Arjun Mark I mà Ấn Độ từng mất 37 năm để phát triển. Tuy có nhiều giải pháp mới được áp dụng ở tăng Arjun Mark II, nhưng trước đó Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã từ chối đặt hàng lắp ráp hàng loạt quy mô lớn xe tăng này.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã liệt kê ra 93 khiếm khuyết mà nghiêm trọng nhất là trọng lượng quá lớn của xe tăng.

Trọng lượng gần 68 tấn làm cho Arjun Mark II trở thành một trong những xe tăng nặng nhất thế giới, trong khi vỏ giáp bảo vệ của xe là khá yếu, và hạn chế khả năng vận chuyển bằng máy bay.

DRDO hôm 25/10 đã giới thiệu với Bộ Quốc phòng Ấn Độ biến thể cải tiến của Arjun Mark II với các khiếm khuyết do giới quân sự chỉ ra đã được khắc phục.

Theo đó, Arjun có thể bắn tên lửa chống tăng LAHAT, được trang bị bộ thiết bị bảo vệ laser và có vỏ giáp tốt hơn. Nếu như mẫu chế thử được quân đội đánh giá tốt thì DRDO sẽ nhận được đơn đặt hàng lô thử nghiệm 93 chiếc xe tăng mới.

Ban đầu dự định Bộ Quốc phòng Ấn Độ sẽ mua đến 2.000 xe tăng mới, nhưng đơn hàng đã chỉ dừng ở 124 chiếc (theo các nguồn khác thì đơn hàng nhà nước là 118 chiếc). Ngoài trọng lượng lớn, Arjun Mark II còn có một nhược điểm nữa là giá đắt hơn 1,5 lần so với giá T-90 của Nga mà Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã lựa chọn làm xe tăng chủ lực.

Hiện nay, quân đội Ấn Độ có gần 3.700 xe tăng, đa số là xe tăng Т-72 và Т-90 của Liên Xô/Nga. Trong 10 năm tới, các xe tăng hết hạn và phải loại bỏ. Nếu biến thể Arjun mới vẫn không đáp ứng yêu cầu của quân đội thì Ấn Độ sẽ buộc phải tìm nhà cung cấp xe tăng mới.

Theo Theo DefenceNews
MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.