Đền Gin vẫn còn giữ được nhiều nét kiến trúc từ hàng trăm năm trước. Cao nhất chính giữa sân đền là cây cỗ được đặt từ thời Nguyễn
Bên trong đền, tượng đức Long Kiều linh Thánh Kiều Công Hãn đặt trang trọng chính giữa, ngay trên phần mộ của ngài
Tương truyền: năm 967, Đinh Bộ Lĩnh được Trần Lãm trao binh quyền ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình), với tiềm lực quân sự ngày một lớn mạnh Đinh Bộ Lĩnh liên tục đánh bại Lã Đường ở Tế Giang, Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt, Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động Giang…
Khi đó thành Phong Châu (Phú Thọ), nơi Sứ quân Kiều Công Hãn đóng giữ bị lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh vây hãm. Trong tình thế nguy cấp, Kiều Công Hãn đã đem vài trăm thân binh mở đường máu, thoát vòng vây chạy về phía Nam. Sáng ngày 10 tháng Chạp năm Đinh Mão (967), Kiều Công Hãn chạy đến vùng đất Thượng Hiền. Tại đây Lê Khai và Nguyễn Tấn đã bố trí sẵn lực lượng đón đánh, ông bị thương vừa phải chống trả, vừa tháo chạy. Đến Vũng Lẫm (xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực) thì sức đã kiệt, ông quay ngựa trở lại tới thôn An Lũng (xã Nam Dương, huyện Nam Trực). Ông được bà hàng nước tên là Phạm Thị Già cứu giúp, dâng rượu và gỏi cá trắm. Ăn xong ông chạy đến Lũng Kiều, xã Hiệp Luật (nay thuộc thôn Chiền, xã Nam Dương) thì kiệt sức và mất tại đây. Sáng hôm sau mối đùn thành mộ che kín khắp người. Nhân dân gọi là mộ thiên táng. Sau khi ông mất, nhân dân bốn xã: Báí Dương, Tang Trữ, Cổ Lũng, Hiệp Luật lập đền thờ ngay trên phần mộ cũ (nay thuộc thôn Chiền, xã Nam Dương).
Hàng năm, vào ngày 8 đến 10 tháng Chạp, tại đây diễn ra hội đền Gin tưởng nhớ công ơn của Tướng công Kiều Công Hãn. Hội đền Gin là một trong mười lễ hội tiêu biểu của toàn tỉnh Nam Định
Đôi cá trắm đen khổng lồ dùng để tế đức Linh thánh Long Kiều, mỗi con nặng gân 20 kilogam, được thả trong bể gọi là 'kiệu cá'. Nhiều người dân thả tiền lẻ vào 'kiệu cá' để cầu may
Đoàn rước kiệu trang điểm, chuẩn bị cho lễ rước
Các bé trai dẫn đầu đoàn rước múa sư tử, đánh trống, chũm chọe, gây náo nhiệt khắp đường ra hội đền
Những người phụ nữ cao tuổi vái lễ trước bài vị Tướng công Kiều Công Hãn
Người dân dâng lễ trong lễ rước kiệu
Anh Vũ Văn Ninh (xã Nam Dương, Nam Trực, Nam Định) cho biết: “Người trong xã ăn lễ hội đền Gin có lẽ còn rộn ràng hơn Tết Nguyên đán!”