Đảng bộ Sóc Trăng phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết

Lễ hội đua ghe ngo ở Sóc Trăng
Lễ hội đua ghe ngo ở Sóc Trăng
TP - Trong thời gian qua, Ðảng bộ tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt tinh thần đoàn kết thống nhất, nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XIII đạt kết quả cao trên các lĩnh vực.
Trong cuộc trò chuyện với PV báo Tiền Phong đầu năm Tân Sửu, ông Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng phấn khởi cho biết:
Trong thời gian qua, Ðảng bộ tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt tinh thần đoàn kết thống nhất, nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XIII đạt kết quả cao trên các lĩnh vực; kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên; quốc phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững, ổn định; công tác xây dựng Ðảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được những thành tựu quan trọng.
Đảng bộ Sóc Trăng phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết ảnh 1

Ông Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng

Trong nhiệm kỳ qua, mặc dù gặp không ít khó khăn, thách thức do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; biến đổi khí hậu, thiên tai, tình hình Covid-19 lan rộng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân,… nhưng với tinh thần đoàn kết, thống nhất, chủ động, sáng tạo, dân chủ, khắc phục khó khăn, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã tập trung thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Trong 24 chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đề ra, 18 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt, có 2 chỉ tiêu cơ bản đạt Nghị quyết.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện 3 đột phá chiến lược và tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đạt được những kết quả tích cực. Chỉ số cải cách hành chính tiếp tục tăng hạng qua các năm; công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực được quan tâm thực hiện. Kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016-2020 là 6,15%/năm; GRDP bình quân đầu người năm 2020 là 2.110 USD. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch có bước phát triển theo hướng khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ. Chất lượng các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế tiếp tục được nâng lên. Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực; bình quân giảm tỷ lệ hộ nghèo trên 3%/năm; trong đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo Khmer trên 4%/năm. Ước đến cuối năm 2020, toàn tỉnh còn 9.282 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,87%; trong đó, có 5.600 hộ nghèo Khmer, chiếm tỷ lệ 5,55%. Trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, nhưng với tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, tỉnh đã tích cực huy động các nguồn vốn, hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công vào giữa năm 2019.

Bên cạnh nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, Đảng bộ tỉnh đã tập trung thực hiện tốt các mặt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức; lãnh đạo thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị và các quy định về nêu gương, tạo chuyển biến tích cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng cán bộ, đảng viên được nâng lên. Hằng năm, tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trên 80%; đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt trên 80%. Quan tâm xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở, vùng có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo. Công tác kiểm tra, giám sát, phòng, chống tham nhũng, lãng phí được tăng cường.

Trong giai đoạn 2020 - 2025, Sóc Trăng phấn đấu xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa. Tăng cường quốc phòng, an ninh; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường; đưa tỉnh Sóc Trăng phát triển nhanh, bền vững. Mục tiêu phấn đấu của tỉnh là tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân 5 năm tới đạt 8%; Sản lượng lúa đặc sản, chất lượng cao đến cuối nhiệm kỳ chiếm trên 80% sản lượng lúa toàn tỉnh; Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đến cuối nhiệm kỳ đạt trên 250 triệu đồng/ha (hiện nay là 185 triệu đồng/ha); Đến cuối năm 2025, toàn tỉnh có 72 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, có 6 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 2% - 3%/năm; trong đó, giảm tỷ lệ hộ Khmer nghèo từ 3%-4%/năm… Sóc Trăng phấn đấu đến năm 2030, thu nhập bình quân đầu người bằng bình quân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đảng bộ Sóc Trăng phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết ảnh 2 Đô th thành ph Sóc Trăng
Theo ông Lâm Văn Mẫn, là tỉnh có chiều dài bờ biển 72km với số giờ nắng và gió trong năm khá nhiều, Sóc Trăng được đánh giá là vùng đất đầy tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo. Theo khảo sát của các nhà đầu tư, tại các vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng có tiềm năng lớn về điện gió do bờ biển dài và rộng. Cụ thể, gió ở độ cao 120m tại khu vực bãi bồi ven biển có tốc độ đạt trung bình khoảng 8,3m/s nên các chuyên gia đánh giá tiềm năng của Sóc Trăng để phát triển các dự án điện gió trong đất liền và ngoài khơi tương đương quy mô công suất trên 7.000MW.

Theo quy hoạch đã được Bộ Công Thương phê duyệt về phát triển điện gió giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Sóc Trăng có 3 vùng quy hoạch phát triển điện gió. Ngoài ra tỉnh còn có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời. Theo số liệu, số giờ nắng trong năm của Sóc Trăng dao động từ 2.300 giờ đến 2.480 giờ/năm. Bên cạnh đó, tỉnh còn có tiềm năng phát triển điện sinh khối với nguồn nguyên liệu khá dồi dào từ cây trồng công nghiệp, lâm nghiệp, bã nông nghiệp, các loài thực vật khác...    

Tính đến nay, tình hình phát triển năng lượng tái tạo đã đạt được những kết quả tích cực, với quy mô, tiến độ cơ bản sát với định hướng phát triển của tỉnh. Cụ thể, UBND tỉnh đã cấp Quyết định chủ trương đầu tư cho 14 dự án với tổng công suất 695,2MW và đã khởi công 07 dự án. Ngoài ra, tỉnh cũng đang trình Bộ Công Thương bổ sung quy hoạch điện lực 9 dự án, với tổng công suất 458MW và 01 dự án điện gió ngoài khơi Vĩnh Hải công suất 800MW.

Bí thư tỉnh ủy Sóc Trăng nhiệm kỳ 2020-2025, ông Lâm Văn Mẫn, sinh năm 1970, quê huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng), trình độ cử nhân Luật và tiến sĩ Kinh tế. Trước đó, ông Lâm Văn Mẫn từng đảm nhận các chức vụ: Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Bí thư Huyện ủy Châu Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng…

Đảng bộ Sóc Trăng phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết ảnh 3  
MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.