Đan Mạch hỗ trợ 100 triệu USD phát triển thủy sản Việt Nam

Đan Mạch hỗ trợ 100 triệu USD phát triển thủy sản Việt Nam
TPO - Ngày 8-1, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cho biết, sau gần 20 năm hỗ trợ Việt Nam với nhiều chương trình dự án về thủy sản, Đan Mạch và Việt nam sẽ bước sang một giai đoạn hợp tác mới- giai đoạn hợp tác mang tính thương mại.

Đan Mạch hỗ trợ 100 triệu USD phát triển thủy sản Việt Nam

TPO - Ngày 8-1, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cho biết, sau gần 20 năm hỗ trợ Việt Nam với nhiều chương trình dự án về thủy
sản, Đan Mạch và Việt nam sẽ bước sang một giai đoạn hợp tác mới-
giai đoạn hợp tác mang tính thương mại.

Đan Mạch hỗ trợ 100 triệu USD phát triển thủy sản Việt Nam ảnh 1
 Ảnh: minh họa
 

Thành lập nhiều trại nuôi cá mẫu

Sự ra đời của VIDATEC -Trung tâm Công nghệ Nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam - Đan Mạch là ý tưởng đầu tiên để thực hiện mô hình hợp tác mới giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực thủy sản. Mô hình mới này thể hiện sự chuyển đổi từ hỗ trợ vốn ODA sang xây dựng quan hệ đối tác thương mại, hai bên cùng có lợi.

Dự kiến trong năm 2013, VIDATEC sẽ thành lập những trại nuôi cá mẫu
nhằm giới thiệu và chứng minh những công nghệ và giải pháp của Đan Mạch có lợi cho Việt Nam tại vùng Đồng bằng sông Mê Kông thông qua sự hợp tác với những đối tác là côgn ty, cơ quan Việt Nam.

Ông Jesper Heldbo - Ban thư ký VIDATEC cho biết, bằng việc chia sẻ công nghệ hiện đại và các khóa đào tạo, các Cty Việt Nam sẽ đạt được những chứng nhận quốc tế của Global G.A.P (Good Agriculture Practice- Thực hiện sản xuất nông sản an toàn và bền vững) và ASC (Ủy ban quản lý nuôi trồng thủy sản).

Ông John Nielsen - Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho rằng, VIDATEC là một ví dụ tích cực cho thấy những thế mạnh của Đan Mạch phù
hợp với nhu cầu của Việt Nam trong việc tiến lên chuỗi giá trị cao hơn
và nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu.

Hỗ trợ hơn 100 triệu USD

Theo Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, nước này đã hỗ trợ cho ngành thủy sản Việt Nam từ năm 1993 với tổng trị giá lên tới hơn 100 triệu USD. Trong lĩnh vực nuôi cá, Đan Mạch là một trong những quốc gia tiên
phong trên thế giới. Đan Mạch đã áp dụng hệ thống quốc gia các tiêu
chuẩn và điều kiện nuôi rất ngặt nghèo. Do đó, các cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường, các doanh nghiệp và nhà khoa học, trong nhiều năm
hợp tác, đã phát triển nhiều phương pháp có thể tạo ra môi trường sống
tốt hơn cho cá, qua đó giảm được lượng hóa chất và thuốc trong quá
trình nuôi mà sức khỏe của cá vẫn được đảm bảo tốt.

Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Năm 2011, khối
lượng thủy sản nuôi trồng đạt trên 3 triệu tấn, chiếm 56,6% tổng sản
lượng thủy sản (5,3 triệu tấn). Các loài nuôi chủ yếu: cá tra (trên
1,2 triệu tấn) và tôm (430,000 tấn). Chính phủ Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, với mục tiêu là tổng sản lượng nuôi trồng đạt 4,5 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản nuôi trồng đạt 5,5 tỷ USD; tạo việc làm tạo cho 2,5 triệu người.

Tuy nhiên, ngành thủy sản Việt Nam hiện đã trải qua giai đoạn phát triển nóng và nông, chỉ quan tâm nhiều đến việc nhanh chóng gia tăng sản lượng theo chiều rộng trên một nền trình độ công nghệ thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Do đó, đã đến lúc phải chuyển từ sự tăng trưởng sang sự phát triển thật sự bằng cách lựa chọn những công nghệ tốt nhất, tiên tiến nhất để áp dụng vào thực tế ngành thủy sản, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương nhằm tăng trưởng chủ yếu dựa vào gia tăng giá trị của sản phẩm. Do đó, việc thành lập VIDATEC chính là để tạo ra mô hình mới đáp ứng nhiệm vụ phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam trong tương lai.

Phong Cầm

Theo Hỗ trợ
MỚI - NÓNG