Phụ nữ đơn thân: Họ là ai?

Đàn bà cũ

Hạnh phúc của bà mẹ đơn thân (Ảnh minh họa)
Hạnh phúc của bà mẹ đơn thân (Ảnh minh họa)
TP - Khoác lên mình chiếc áo cưới để bước lên xe hoa, người phụ nữ nào không mong muốn con đường mình đã chọn sẽ đi đến hạnh phúc, người bạn đời sẽ cùng song hành trên con đường ấy. Nhưng duyên phận đã không cho nhiều người phụ nữ đạt được mơ ước đó…  

Lấy chồng từ thuở 18

Kim Phượng là một cô gái đẹp. Khi còn đi học phổ thông, bạn bè đã động viên Kim Phượng nên đi thi Hoa hậu vì ai cũng tin với vẻ đẹp của Kim Phượng, không khó để cô trở thành Hoa hậu. Và Kim Phượng cũng tự tin như thế nên cô cũng ôn luyện thêm các môn học để có thể dự thi vào trường Luật và tham gia làm người mẫu. Nhưng mọi chuyện lại không diễn ra như dự tính.

Khi tốt nghiệp lớp 12, Kim Phượng cưới chồng. Lý do cưới chồng chỉ vì gia đình cô có mâu thuẫn, và cô chỉ muốn bước chân ra khỏi nhà. Một cô bé vừa mới tròn 18, chưa thực sự có kinh nghiệm trong cuộc đời đã phải bước vào cuộc sống hôn nhân với nhiều khó khăn. Gia đình chồng rất nghèo, chồng lại bỏ đi xa nên Kim Phượng trở thành người lao động chính trong gia đình. Bụng chửa vượt mặt nhưng hàng ngày vẫn phải ngồi lột nhãn với tiền công chỉ 27.000 đồng/ngày.

Không đủ ăn nên khi sinh con, Kim Phượng gặp rất nhiều khó khăn. Nhìn con thiếu thốn đủ bề, Kim Phượng quyết định gửi cho mẹ và em gái để lên Sài Gòn làm ăn. “Tôi biết con còn quá nhỏ, thiếu hơi mẹ là rất khổ nhưng ở quê thì tôi sẽ mãi khổ, con tôi cũng sẽ mãi khổ. Day dứt, dứt ruột gửi con với hy vọng còn có thể có chút tương lai”- Kim Phượng tâm sự.

Một thân một mình lên Sài Gòn, không có nghề ngỗng hay bằng cấp gì trong tay, Kim Phượng được một người quen giới thiệu đi bán cà phê. Thu nhập chỉ tạm đủ ăn nhưng Phượng vẫn nhận lời bởi theo cô, phải có chỗ đứng thì mới có thể vươn lên. Và mấy năm bán cà phê giúp Phượng quen biết được nhiều mối, trong đó một số nhà nhiếp ảnh. Thấy Phượng xinh xắn họ nhờ Phượng làm mẫu ảnh.

Nghề dạy nghề, đi làm mẫu ảnh cũng không có thu nhập cao nhưng Phượng đi học thêm vũ đạo, thêm diễn xuất để tìm cách bước chân vào showbiz. Suốt mấy năm gian khổ, Kim Phượng chắt bóp tiền để gửi về quê nuôi con. Nhiều người bạn Kim Phượng ngạc nhiên, không hiểu Phượng lấy đâu ra sức lực để làm ngày làm đêm, để vươn lên được ở chốn bon chen nhiều thị phi như ở Sài Gòn. Phượng tâm sự nhiều khi mệt mỏi quá, muốn gục ngã nhưng nghĩ tới con, cô lại gắng gượng. “Mỗi lần về thăm con, nhìn ánh mắt háo hức, mong chờ của con là tôi lại quên đi tất cả mệt nhọc”- Kim Phượng kể.

Góa phụ trở thành bà chủ

Hồng Thanh, cô gái quê Hà Tĩnh cũng có hoàn cảnh tương tự như Kim Phượng. Năm 18 tuổi, Thanh cưới chồng. Một cô bé thích mơ mộng đàn hát gặp một anh đẹp mã dẻo mồm là cưới. Quê nghèo, bố mẹ đông con nên thấy con gái có người để ý là đồng ý luôn. Nhưng hạnh phúc với Thanh chẳng tày gang khi cưới được hơn năm, chồng theo bạn đi đãi vàng vào ở Quảng Nam bị sập hầm chết. Trở thành goá phụ khi con gái còn đỏ hỏn, chưa kịp hết tang chồng thì mẹ chồng đuổi khỏi nhà vì theo bà, Thanh có số… sát phu, chồng Thanh chết là do cô.

Đàn bà cũ ảnh 1 Người mẫu Kim Phượng - “Con tôi là động lực để tôi vươn lên”. Ảnh: Nguồn NVCC

Về nhà bố mẹ đẻ thì không được vì bố mẹ cũng nghèo, lấy gì mà ăn. Đó là chưa kể nhưng lời đàm tiếu bên nhà chồng cũng kịp sang tới làng bố mẹ Thanh. Trong túi Thanh chỉ còn nửa chỉ vàng mẹ đã dúi cho khi đi cưới chồng, Thanh bán luôn, ôm con ra quốc lộ 1 tìm đường vào Nam. “Anh biết khi ra tới đường cái, em đã khóc nhiều lắm. Mình ở làng, khổ sao cũng được nhưng còn con, nó có tội tình chi đâu mà bà nội nỡ lòng đuổi nó. Ngồi chờ xe mà em chỉ biết khóc. Buồn lắm!”- Thanh kể.

Tới Sài Gòn, Thanh bán nửa chỉ vàng, dù chi tiêu dè xẻn nhưng chỉ dăm bữa là hết. Thanh bắt tiếp xe lên Bình Phước, nơi có người cậu đang làm rẫy để gửi con. Sau đó xuống Bình Dương xin làm công nhân một xí nghiệp may, hàng tháng gửi tiền cho cậu.

Ngày đi làm công nhân may, tối Thanh lại đi học lớp tiếng Hoa vì cô cảm thấy ngôn ngữ đó sẽ có ích trong công việc. Dự đoán của Thanh đã đúng khi sau 2 năm kiên trì, Thanh lên tới chức chuyền trưởng kiêm trợ lý cho giám đốc kỹ thuật. Thu nhập vì thế cũng cao hơn, nhưng Thanh không muốn dừng lại.

Trong một lần về thăm cậu, thấy người dân nuôi ong có thu nhập khá cao, Thanh liền lấy chút vốn tích luỹ được đầu tư vào đàn ong, kêu mấy ông anh trai đang thất nghiệp ngoài quê vào làm công cho cô.

Ngày làm ở xưởng, rảnh lúc nào lại chạy đi tìm mối đặt ong, tìm nơi tiêu thụ sản phẩm. Mấy năm vừa làm vừa học hỏi, Thanh trở thành một chủ doanh nghiệp ong khá lớn với mấy trăm thùng ong. Thu nhập từ nghề cũng vì thế tăng lên, Thanh mua được đất, xây nhà giữa Thủ Dầu Một (Bình Dương) và cũng lo được cho mấy ông anh cuộc sống ổn định.

Thanh bảo: “Nếu ngày đó em cứ ở quê thì mãi em phải sống trong cảnh nghèo khổ. Tuy giờ không phải giàu nhưng cũng có của ăn của để, nghĩ tới ngày xưa em lại muốn cám ơn con. Vì chính con mới là động lực để em vươn lên”.

Dường như có một điểm chung giữa nhưng người mẹ đơn thân là họ đều tự thân vươn lên giữa cuộc đời và rất nhiều người đã thành công. Điều này khá nghịch lý bởi nếu so với các cô gái còn trẻ, thì những bà mẹ đơn thân này bất lợi hơn rất nhiều. Nhan sắc phai tàn bởi những nỗi đau, thêm gánh nặng của đứa con khiến họ phải vừa làm cha vừa làm mẹ, hàng ngày quay cuồng đến chóng mặt với đủ thứ việc không tên của gia đình.

Đó là chưa kể những mặc cảm xã hội áp đặt cho những người mẹ đơn thân. Nhưng chính trong cái môi trường và hoàn cảnh đầy khắc nghiệt ấy, bản năng làm mẹ đã khiến các bàn mẹ đơn thân có thêm nghị lực, bản lĩnh để vượt qua sóng gió và vươn lên. Như cô gái Kim Phượng từ một cô gái quê mùa ngày ngày cặm cụi lột vỏ nhãn để lấy 27.000 đồng/ngày đã trở thành một nàng tiên nữ sáng rực trên sân khấu hàng đêm; cô gái Hồng Thanh cắm mình trên cánh đồng giờ trở thành bà chủ một công ty thu nhập tiền tỷ....

Từ những người đàn bà rất cũ của ngày xưa giờ họ đã trở thành những người đàn bà của thời đại mới. Họ hiên ngang, tự tin trở thành trụ cột, tư tay gầy dựng sự nghiệp, tạo cuộc sống ấm no cho chính gia đình nhỏ của họ.

Những status hay về mẹ đơn thân:

-Làm mẹ đơn thân - gọi đó là một ngã rẽ của hạnh phúc có lẽ đúng hơn. Chỉ là hạnh phúc ấy khác người ta một chút, khác lẽ thường một chút nên người đời khó chấp nhận mà thôi.....

-Mẹ hy vọng dù không thể mang đến con một gia đình hoàn chỉnh nhưng con của mẹ luôn được hạnh phúc, đủ đầy....

-Mẹ xin lỗi vì đã không thể mang đến cho con một gia đình đầy đủ. Nhưng mẹ sẽ cố gắng gấp đôi gấp ba những bà mẹ khác để vừa là ba vừa là mẹ của con....

MỚI - NÓNG
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
TPO - Đơn vị vận hành tuyến metro số 1 dự kiến từ ngày 1/1/2025 đến ngày 9/1/2025 sẽ hoàn thành tính năng đọc thẻ căn cước, căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip quét thẻ tại thiết bị đầu đọc ở các cổng soát vé để đi tàu điện metro số 1 trong giai đoạn miễn phí.