Đại sứ Việt Nam trúng cử vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO

TPO - Sáng 2/10, tại phiên họp đầu tiên của Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới(WIPO), đại diện 191 quốc gia thành viên nhất trí bầu Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sĩ) vào vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO nhiệm kỳ 2018-2019.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Geneva, Dương Chí Dũng, là ứng cử viên đại diện cho các quốc gia thuộc Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương, khu vực từ hơn 12 năm nay chưa có đại diện đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO.
Đại sứ Việt Nam trúng cử vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO ảnh 1
Phát biểu sau khi trúng cử vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO, Đại sứ Dương Chí Dũng chia sẻ, việc Đại sứ Việt Nam trúng cử vị trí Chủ tịch Đại hội đồng WIPO với sự ủng hộ tuyệt đối của các quốc gia thành viên WIPO trước hết là nhờ sự tin cậy và ủng hộ của 191 quốc gia thành viên WIPO đối với Việt Nam, một đất nước đang tích cực phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng với vị thế và vai trò ngày càng cao  trên trường quốc tế, là kết quả của quá trình hoạt động, đóng góp tích cực của Phái đoàn Việt Nam tại Geneva và cá nhân Đại sứ, Trưởng Phái đoàn vào các công việc chung của WIPO trong thời gian  qua. Bên cạnh đó cần nhắc đến sự vận động tích cực của Phái đoàn ta, đến mối quan hệ chặt chẽ, tình đoàn kết giữa các quốc gia trong ASEAN và khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã ủng hộ cho ứng cử viên Việt Nam.  Đại hội đồng WIPO bao gồm toàn thể các quốc gia thành viên WIPO, là cơ quan quyền lực cao nhất, có trách nhiệm thông qua các quyết sách quan trọng của Tổ chức này, trong đó có việc bổ nhiệm Tổng Giám đốc, xem xét và thông qua các báo cáo của Tổng Giám đốc và các báo cáo hoạt động của Ủy ban Điều phối, thông qua ngân sách hoạt động trong chu kỳ tài chính hai năm của các Liên minh thuộc WIPO, xem xét và thông qua các biện pháp do Tổng giám đốc đề xuất liên quan đến công tác quản lý các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ, thông qua Quy chế tài chính của WIPO...

Chủ tịch Đại hội đồng sẽ điều khiển các kỳ họp Đại hôi đồng WIPO hàng năm trong nhiệm kỳ được bầu, theo đó dẫn dắt, định hướng thảo luận, quyết định việc biểu quyết các vấn đề và công bố các quyết định...

Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Đại hội đồng sẽ tổ chức các cuộc tham vấn với đại diện các nhóm khu vực, đại diện các nước thành viên của các nhóm khu vực để thảo luận, tìm giải pháp cho các vấn đề quan trọng, còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết trong khuôn khổ WIPO.

 Ra đời năm 1967, WIPO là một trong số 16 tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Hiện nay WIPO có 191 thành viên và đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, do Tiến sỹ Francis Gurry làm Tổng Giám đốc.

WIPO có nhiệm vụ thúc đẩy bảo hộ sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới thông qua sự hợp tác hiệu quả với các quốc gia thành viên và hợp tác với các tổ chức khác nhằm xây dựng một hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế cân bằng, hiệu quả và dễ tiếp cận, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, văn hóa và xă hội, cũng như giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đối khí hậu, an ninh lương thực, sức khỏe cộng đồng.... WIPO chịu trách nhiệm về các hệ thống đăng kư sở hữu trí tuệ quốc tế: Hệ thống đăng kư sáng chế quốc tế (Hệ thống PCT), Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế (Hệ thống Madrid) và Hệ thống đăng kư kiểu dáng công nghiệp quốc tế (Hệ thống La-Hay).

WIPO là đối tác đầu tiên và quan trọng nhất của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ. Cho đến nay, WIPO đă dành cho Việt Nam nhiều sự trợ giúp quan trọng trong việc xây dựng pháp luật, nâng cao năng lực và hiện đại hoá hệ thống các cơ quan quản lư sở hữu trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ. Sự trợ giúp của WIPO góp phần quan trọng vào sự phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam. 

MỚI - NÓNG