Đài Loan mở rộng cảng trái phép ở Trường Sa

Khu vực Đài Loan xây cảng tại đảo Ba Bình (ô vuông). Ảnh: Jane’s
Khu vực Đài Loan xây cảng tại đảo Ba Bình (ô vuông). Ảnh: Jane’s
TP - Những hình ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 8 cho thấy Đài Loan đang xây dựng cảng tại đảo Ba Bình (đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), tạp chí chuyên về quốc phòng IHS Jane’s thông tin.

Hoạt động cải tạo đất diễn ra tại phía tây nam đảo Ba Bình. Hình ảnh vệ tinh chụp từ ngày 10/3 đến 18/4 cho thấy việc xây dựng một con đê chắn sóng ở góc tây nam đảo, có thể là một thành phần của cầu cảng mới. Kể từ tháng 4, khu vực phía trong đê chắn sóng được bồi đắp nhằm tạo ra một khoảng đất mới. Theo IHS Jane’s, có ít nhất 4 cần trục cùng nhiều phương tiện xây dựng khác hiện diện tại khu đất mới.

Bên cạnh việc xây dựng đê chắn sóng mới, Đài Loan còn nạo vét một luồng kênh dẫn tới phía đông của khu đất mới. Các hình ảnh vệ tinh ngày 6/8 cho thấy hai sà lan vận chuyển và ít nhất một tàu khác hoạt động dọc theo con kênh. Một cấu trúc mái màu xanh cũng được xây dựng trên đảo cạnh khu vực đặt các tấm pin năng lượng mặt trời năm 2012.

Năm 2013, cơ quan bảo vệ bờ biển Đài Loan thực hiện một nghiên cứu khả thi về việc xây dựng một cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu hộ vệ có lượng giãn nước 2.000 tấn tại đảo Ba Bình. Chính quyền Đài Loan dự định chi 110,24 triệu USD cho dự án xây cảng được kỳ vọng hoàn thành năm 2015.

Trên đảo Ba Bình có đường băng dài 1.150m, rộng 30m, hoàn thiện năm 2008. Cơ quan Quốc phòng Đài Loan năm 2013 thông báo đang xem xét việc nối dài đường băng, nhưng không có thông tin nào về việc này kể từ thời điểm đó và hình ảnh vệ tinh cho thấy việc mở rộng đường băng chưa diễn ra.

IHS Jane’s nhận định, Đài Loan muốn nhấn mạnh lợi ích của họ ở đảo Ba Bình để tỏ ý không kém cạnh các nước khác chốt giữ các điểm trọng yếu tại quần đảo Trường Sa. Mọi hoạt động nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của họ đối với khu vực đảo tranh chấp bằng cách thiết lập các công trình trên khu vực Đài Loan chiếm giữ được.

Hồi tháng 4, lực lượng lính thủy đánh bộ Đài Loan tập trận đổ bộ trên đảo Ba Bình. Đây là cuộc tập trận hải quân lớn nhất tại Trường Sa. Các thành viên Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của cơ quan lập pháp Đài Loan gần đây còn kêu gọi cơ quan quốc phòng Đài Loan triển khai tên lửa phòng không MIM-72J Sea Chaparral trên đảo Ba Bình.

Những động thái mới của Đài Loan tại Ba Bình cũng diễn ra trong bối cảnh lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu cố tình biện bạch, lấy hòn đảo diễn giải cho “đường lưỡi bò” nuốt gần như toàn bộ biển Đông, do chính quyền Quốc dân đảng vẽ bậy và công bố vào năm 1947. Theo IHS Jane’s, đây cũng chính là cơ sở để Trung Quốc bám vào đòi hỏi chủ quyền ở biển Đông. 

Bắc Kinh từ chối làm rõ “đường lưỡi bò” có phải là đường biên giới lãnh thổ hay không, họ yêu sách chủ quyền với mọi đảo, đá bên trong “đường lưỡi bò” hoặc đơn thuần chỉ là một vùng ảnh hưởng? Tuy nhiên, tại một cuộc triển lãm mới đây ở Đài Bắc xuất hiện một số tài liệu nhà lãnh đạo Đài Loan và Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch mang sang Đài Loan trong cuộc di tản năm 1949.

Ông Mã Anh Cửu phát biểu rằng, tấm bản đồ có “đường lưỡi bò” in năm 1947 và yêu sách chủ quyền được giới hạn với các đảo trong phạm vi 3-12 dặm của vùng nước xung quanh đảo. “Không có cái được gọi là yêu sách chủ quyền nào khác đối với vùng biển”, lãnh đạo Đài Loan nói.

Theo IHS Jane’s Defence
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.