Đại gia thời trang mua đất Phú Mỹ Hưng trồng rau sạch

Nghệ sĩ Trung Dân làm nông dân thực thụ giữa Sài Gòn, không chỉ trồng đủ rau cho cả nhà ăn mà còn tìm thấy bốn lợi ích khác. Email của người nghệ sĩ nổi danh này không có chữ Trung Dân, mà lại có chữ farm – nghĩa là nông trại.

Trên Facebook của mình, anh Hồ Thế Sơn, tổng giám đốc công ty thời trang Foci và chuỗi nhà hàng Sabu Kichoo, viết: “Nhà có vườn rau mồng tơi sạch, thực sự organic". Gia đình doanh nhân này dành ra một khoảnh khá lớn ở khu vực “tấc đất tấc vàng” – đối diện hồ Bán Nguyệt, Phú Mỹ Hưng chỉ để trồng các loại rau mà mình yêu thích.

Đến xem “nông trại” trên sân thượng nhà anh ở đường Đinh Tiên Hoàng, Bình Thạnh đúng lúc vừa thu hoạch xong, anh dẫn đi xem “kho” chứa rau của mình:

“Nhà có năm người, trồng tà tà mười máng rau, cỡ 20 thước vuông là đủ ăn. Khoảng 1,5 tháng là thu hoạch, xong dành ra vài ngày chuẩn bị đất thì lại bắt đầu vụ mùa mới.

Tôi thu hoạch nguyên cây rau, không rửa để nó đừng bị nhiễm nước, cho vô bao nilông rồi cất vô tủ lạnh, tới lúc cần thì lấy ra rửa rồi nấu, vẫn tươi nguyên. Nhà có hai cái tủ lạnh, một cái dùng trữ đồ tươi sống, một cái dành cất đồ đã chế biến cho an toàn”.

Đại gia thời trang mua đất Phú Mỹ Hưng trồng rau sạch ảnh 1

Mảnh vườn rau trên sân thượng nhà nghệ sĩ Trung Dân.

Anh kể, khoảng sáu, bảy năm trước, về Hóc Môn chơi thấy người ta phun thuốc cho rau muống và phát hoảng. Quyết định phải tự cứu mình, anh dọn dẹp sân thượng của căn nhà phố, xách xe đi mua đất, mua trấu, mua phân bò về và bắt đầu trộn đất trồng rau.

Cải ngọt, cải xanh, mướp, khổ qua, diếp cá, húng, giá... các loại rau anh trồng khá phong phú và thay đổi tuỳ theo... khẩu vị. “Hồi xưa mình ở quê làm nông dân, giờ ở thành thị cũng phải trồng cho đàng hoàng chứ không phải chơi khơi khơi được,” anh bảo.

Đều đặn suốt sáu, bảy năm nay, nhà anh chỉ mua các loại củ mà không cần mua rau nữa. Anh cũng hướng dẫn phân biệt càrốt, khoai tây Trung Quốc với hàng Đà Lạt, chia sẻ cách đi chợ khá nhuần nhuyễn. Nó làm nhớ lại có kỳ giao lưu với tiểu thương ở chợ Bà Chiểu, anh kể chuyện đi đám giỗ được cho trái táo, bỏ quên trong túi áo vest tới hơn nửa năm sau vẫn còn tươi nguyên.

“Giờ phải biết thương thân mình thôi. Tôi cũng rủ nhiều người trồng nhưng chỉ có chị Xuân Hương là đủ siêng...”

Với anh, trồng rau mang lại nhiều lợi ích: vừa có rau sạch ăn, sân thượng lại được mát mẻ, giải nhiệt cho cả căn nhà. Ngoài ra, chăm sóc rau mỗi ngày cũng là phương thức giải stress hiệu quả và còn góp thêm oxy cho thành phố bớt ô nhiễm. Bữa cơm hàng ngày, Trung Dân hay trao đổi với các con về công việc của người nông dân, về giá trị của lao động, của từng cây rau...

Doanh nhân cũng tự trồng rau

Trên Facebook của mình, anh Hồ Thế Sơn, tổng giám đốc công ty thời trang Foci và chuỗi nhà hàng Sabu Kichoo, viết: “Nhà có vườn rau mồng tơi sạch (rau mồng tơi đỏ Pakistan, ăn luôn cả lá lẫn cọng), thực sự organic. Chờ vợ về lâu quá nên hai cha con quyết định làm nồi lẩu cua Cà Mau mồng tơi, chao ơi nó ngọt miệng quá”.

Gia đình doanh nhân này dành ra một khoảnh khá lớn ở khu vực “tấc đất tấc vàng” – đối diện hồ Bán Nguyệt, Phú Mỹ Hưng chỉ để trồng các loại rau mà mình yêu thích.

Đi nhiều, nên họ mang về lỉnh kỉnh đủ giống rau khác nhau từ nhiều vùng đất khác nhau. Anh Sơn bảo, có thêm một khoảnh nhỏ xíu để trồng rau, cũng là thêm một mảnh ghép nhỏ cho hạnh phúc của gia đình.

Theo Theo Thế Giới Tiếp Thị
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.