Tổng kết 10 năm thực hiện quy định đội MBH cho người đi xe gắn máy

Đại diện Quỹ Phòng chống thương vong châu Á đội MBH dự Hội nghị

Đại diện Quỹ Phòng chống thương vong châu Á, ông Greig Craft xuất hiện tại hội nghị với chiếc MBH. (Ảnh: Sỹ Lực)
Đại diện Quỹ Phòng chống thương vong châu Á, ông Greig Craft xuất hiện tại hội nghị với chiếc MBH. (Ảnh: Sỹ Lực)
TPO - Sáng 15/12, Uỷ ban An toàn Giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

Các ý kiến đánh giá, đây là thành công quan trọng của các cấp chính quyền và người dân, nhiều nước trên thế giới tham khảo học tập. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục.    

Nguyên Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng, nguyên Phó chủ tịch thường trực Uỷ ban ATGT Quốc gia, người trực tiếp phụ trách triển khai kế hoạch đội mũ bảo hiểm bắt buộc kể lại: Thời điểm bắt đầu đội mũ bảo hiểm (MBH), nhiều ý kiến phản đối, không đồng thuận. Tuy nhiên, sau đó, với sự quyết tâm, việc đội hiểm đã đạt được kết quả bất ngờ.

Đại diện Quỹ Phòng chống thương vong châu Á đội MBH dự Hội nghị ảnh 1 Nguyên bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng phát biểu tại lễ tổng kết. (Ảnh: Sỹ Lực)

Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng, hiện nay vẫn còn “vô vàn” MBH giả, kém chất lượng. "Việc này vô cùng nguy hiểm, cần quyết tâm xử lý hơn cả việc buôn bán thuốc chống ung thư giả" - ông Dũng đề nghị.

Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam phân tích: GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ 450 USD năm 2006 lên 2.200 USD năm 2016, lượng xe máy tăng lên 47 triệu vào năm 2016, gấp 4.000 lần năm 2006, nhưng tai nạn và hậu quả tai nạn giao thông được kiềm chế. Ông Park cho rằng, việc bắt buộc đội MBH là một thành tố tạo nên thành tích đó. 

Ông David Cliff Hiệp hội an toàn đường bộ toàn cầu cho hay, từng có mặt tại Hà Nội năm 2003, 2004, ông quan sát thấy người dân Hà Nội có đội MBH nhưng ít, mũ chưa tốt.

"Lần trở lại Việt Nam này tôi thấy sự thay đổi kinh ngạc, hầu hết mọi người đều đội MBH, thậm chí đi xe đạp, nhiều người cũng đội MBH" - ông David Cliff nói và đề nghị, ý thức người tham gia giao thông, chất lượng MBH vẫn là vấn đề cần giải quyết, không nên tự mãn.

Đại diện Quỹ Phòng chống thương vong châu Á đội MBH dự Hội nghị ảnh 2 Đội mũ bảo hiểm giờ đã thành thói quen của người đi xe máy tại Việt Nam. (Ảnh: Như Ý)

Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục CSGT chia sẻ: Việc đội MBH được quyết định trong nghị quyết 32/2007 của Chính phủ. Ngay sau khi có Nghị quyết, Bộ Công an có kế hoạch số 75 triển khai toàn hệ thống, xuống tận công an phường xã, công an cũng thực hiện tuyên truyền. Sáng 15/9/2007, số người đội MBH tại Hà Nội gần như 100% là một kết quả rất đáng hoan nghệnh.

Ông Tuấn cho hay, hiện tỷ lệ đội MBH đạt trên 90 % tuy nhiên vào ngày lễ, người đi chặng gần, trẻ em vẫn chưa chấp hành nghiêm chỉnh việc đội MBH. Trong 10 năm qua, lực lượng chức năng xử lý 7 triệu trường hợp vi phạm, mỗi năm trên 600 nghìn trường hợp bị xử lý. Tuy nhiên, việc xử lý người đội MBH không đạt chất lượng còn khó khăn, chưa đủ hành lang pháp lý.

Ông Tuấn đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo đưa chương trình giáo dục ATGT bắt buộc, chính khóa trong nhà trường, từ việc hướng dẫn đội MBH, biển báo cơ bản đến việc giảng dạy pháp luật cho học sinh phổ thông. Phó Cục trưởng CSGT cũng đề nghị có các biện pháp ngăn chặn sản xuất, buôn bán và sử dụng MBH giả, kém chất lượng.

Đại diện Quỹ Phòng chống thương vong châu Á, ông Greig Craft xuất hiện tại hội nghị với chiếc MBH. Ông Greig Craft cho rằng, việc đội MBH tại Việt Nam là bài học cho các nước. Nhiều chuyên gia quốc tế khác cũng cho rằng, MBH là liều vắc xin rất cần cho căn bệnh chấn thương sọ não tại Việt Nam và các cấp chính quyền Việt Nam đã thể hiện sự đoàn kết, hoạt động có hiệu quả trong việc phổ biến loại vắcxin này.

Tuy nhiên, đại diện UBND TP HCM cho rằng không ít trường hợp đội MBH để đối phó, đội loại “mũ thời trang” không phải MBH, phụ huynh không đội MBH cho trẻ. Đại diện MBH đề nghị chính phủ cần ra một nghị quyết để xử lý hai điểm hạn chế này.

MỚI - NÓNG